De thi tưchon 12
Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: de thi tưchon 12 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Sở GD& ĐT Đắk Lắk ĐỀ KIỂM TRA TỰ CHỌN 12
Trường THPT Buôn Đôn MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Phân tích hình tượng tiếng đàn trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo)
--------------------------Hết--------------------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Nội dung
Điểm
Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tác giả, tác phẩm, vị trí, ý nghĩa hình tượng tiếng đàn trong bài thơ.
1.0
- Hình tượng tiếng đàn xuất hiện ở nhan đề, câu thơ đề từ, mở đầu, kết thúc, luyến láy khắp bài thơ. Cùng với hình tượng Lor- ca trở thành một biểu tượng nghệ thuật có nhiều sức gợi.
Tiếng đàn có tác dụng dẫn dắt mạch thơ, nối kết các ý thơ lại với nhau
Tiếng đàn lặp lại ở các câu thơ, khổ thơ tạo tính nhạc cho bài thơ.
2.0
Tiếng đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương của nhà thơ “ tiếng ghi ta nâu”.
Tiếng đàn là khát vọng tự do “bầu trời”, khát vọng hạnh phúc “ cô gái ấy”.
“tiếng ghi ta lá xanh biết mấy” là sức sống, là hi vọng, là niềm khát khao thanh bình của nhà thơ.
Tiếng đàn ánh xạ hình ảnh con người, tâm hồn Lor- ca.
Tiếng đàn lặp lại day dứt ám ảnh về số phận mỏng manh của Lor-ca “ tiếng ghia ta tròn bọt nước vỡ tan”.
Tiếng đàn là hình ảnh ẩn dụ cho số phận bi thảm của Lor- ca “tiếng ghi ta/ ròng ròng máu chảy”.
Tiếng đàn nói lên sự bất tử của Lor- ca, cũng như nghệ thuật mà ông để lại cho nhân loại sẽ bất diệt “ không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.
5.0
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, dùng màu sắc, hình ảnh để đặc tả tiếng đàn, sự cô đúc của ngôn từ kết hợp với cấu trúc trùng điệp tạo sức gợi và sự dư ngân của hình tượng tiếng đàn.
1.0
Đánh giá về hình tượng tiếng đàn.
1.0
Trường THPT Buôn Đôn MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Phân tích hình tượng tiếng đàn trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo)
--------------------------Hết--------------------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Nội dung
Điểm
Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tác giả, tác phẩm, vị trí, ý nghĩa hình tượng tiếng đàn trong bài thơ.
1.0
- Hình tượng tiếng đàn xuất hiện ở nhan đề, câu thơ đề từ, mở đầu, kết thúc, luyến láy khắp bài thơ. Cùng với hình tượng Lor- ca trở thành một biểu tượng nghệ thuật có nhiều sức gợi.
Tiếng đàn có tác dụng dẫn dắt mạch thơ, nối kết các ý thơ lại với nhau
Tiếng đàn lặp lại ở các câu thơ, khổ thơ tạo tính nhạc cho bài thơ.
2.0
Tiếng đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương của nhà thơ “ tiếng ghi ta nâu”.
Tiếng đàn là khát vọng tự do “bầu trời”, khát vọng hạnh phúc “ cô gái ấy”.
“tiếng ghi ta lá xanh biết mấy” là sức sống, là hi vọng, là niềm khát khao thanh bình của nhà thơ.
Tiếng đàn ánh xạ hình ảnh con người, tâm hồn Lor- ca.
Tiếng đàn lặp lại day dứt ám ảnh về số phận mỏng manh của Lor-ca “ tiếng ghia ta tròn bọt nước vỡ tan”.
Tiếng đàn là hình ảnh ẩn dụ cho số phận bi thảm của Lor- ca “tiếng ghi ta/ ròng ròng máu chảy”.
Tiếng đàn nói lên sự bất tử của Lor- ca, cũng như nghệ thuật mà ông để lại cho nhân loại sẽ bất diệt “ không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.
5.0
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, dùng màu sắc, hình ảnh để đặc tả tiếng đàn, sự cô đúc của ngôn từ kết hợp với cấu trúc trùng điệp tạo sức gợi và sự dư ngân của hình tượng tiếng đàn.
1.0
Đánh giá về hình tượng tiếng đàn.
1.0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)