đề thi trắc ngiệm

Chia sẻ bởi Phan Ba Thang | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: đề thi trắc ngiệm thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kì 1 Khối 12, năm học 2016-2017
Câu 1: Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới ?
a.Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
b.Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
c.Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
d.Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 2: Mục tiêu đấu tranh trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919- 1926:
a. Đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ.
b.Chống bọn tư bản Pháp nắm độc qưyền xuất cảng lúa gạo.
c. Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
d. Thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp.
Câu 3: Tại sao lại cho rằng: cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân nước ta?
a. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
b. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
c. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.
d. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước sang thời kì đấu tranh tự giác.
Câu 4: Nhận xét: “...giống như một ngọn đèn tàn, trước khi tắt nó bung cháy lên lên một lần cuối để rồi không bao giờ cháy nữa”, nói về sự kiện nào:
a.Xô viết Nghệ Tĩnh b. Khởi nghĩa Yên Bái c. Khởi nghĩa nam kì d. Binh biến Đô Lương
Câu 5: Cho biết đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919-1925?
a.Phong trào thể hiện ý thức chính trị.
b.Phong trào thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.
c.Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế có ý thức .
d.Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nên còn mang tính tự phát
Câu 6: Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1926-1929 có ý nghĩa như thế nào đối vớí việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
a.Là nhân tố tích cực thúc đẩy việc hình thành các tổ chức cộng sản, để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Phong trào phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc có sức thu hút các lực lương xã hội khác tham gia thành lập Đảng Cộng Sản.
c.Phong trào công nhân càng lên cao ý thức giai cấp càng rõ rệt và giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản ra đời 1930.
d. Phong trào công nhân phát triên cùng với sự tăng nhanh của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá và Đảng Cộng Sản ra đời.
Câu 7: Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo?
a.Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam.
b.Cương lĩnh đã thể hiện rõ tính độc lập dân tộc và tự docủa dân tộc Việt Nam.
c.Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới.
d.Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Câu 8: Trong nội dung Luận cương có một số hạn chế gì?
a.Nhược điểm mang tính chất “ hữu khuynh” giáo điều.
b.Nặng về đấu tranh giai cấp, động lực chính cách mạng là công nông.
c.Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mang Việt Nam.
d.Chưa thấy được vị trí và vai trò của cách mạng Việt Nam
Câu 9: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931:
a. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
b.Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái
c.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến
d. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ba Thang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)