Đề thi trắc nghiệm GDCD 12

Chia sẻ bởi Ngô Thị Hương | Ngày 27/04/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: Đề thi trắc nghiệm GDCD 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần: thi tháng
Thời gian làm bài: 30 phút;
(40 câu trắc nghiệm)


Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht):
Lớp:
Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................

Câu 1: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào là sử dụng pháp luật?
A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt theo quyết định của cơ quan thuế.
B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật.
D. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật.
Câu 2: Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết: « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ». Nội dung trên đề cập đến:
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vũ.
D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
Câu 3: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính:
A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. Tịch thu tang vật, phương tiện.
D. Cảnh cáo, phạt tiền.
Câu 4: Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được qui định trong:
A. Luật hành chính. B. Luật hôn nhân - gia đình.
C. Bộ Luật dân sự. D. Hiến pháp.
Câu 5: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 6: Ông B điều khiển xe mô tô đi ngược đường một chiều (chưa gây tai nạn), CSGT lập biên bản xử phạt.Việc xử phạt đó nhằm mục đích gì ?
A. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho chính ông
B. B. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật (đi ngược chiều).
C. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho người khác.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 7: Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý ?
A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già
B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn.
Câu 8: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. Dân sự. B. Hành chính C. Hình sự. D. Kỉ luật.

Câu 9: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính hiện đại.
C. Tính cơ bản. D. Tính truyền thống.
Câu 10: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, thể hiện:
A. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất xã hội của pháp luật.
C. Quan điểm của những nhà làm luật. D. Quan điểm của mọi người.
Câu 11: Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?
A. 18 tuổi trở lên B. Đủ 18 tuổi trở lên
C. 16 tuổi trở lên D. Đủ 16 tuổi trở lên
Câu 12: Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ PL thực hiện:
A. Đúng đắn các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật
B. Đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật
Câu 13: Người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)