DE THI TIENG VIET-T'H KIM DONG
Chia sẻ bởi Hoàng Đình Tỵ |
Ngày 10/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: DE THI TIENG VIET-T'H KIM DONG thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 5
MÔN: TIẾNG VIỆT
TUẦN 1
Câu 1: (1 điểm) - Trong các câu thơ dưới đây, những tiếng nào không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh:
“A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
Âu âu, chó nói đêm thanh
Te…te…gà nói sáng banh ra rồi
Trần Đăng Khoa.
Câu 2: (0.5 điểm) - Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm đậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Tố Hữu.
Câu 3: (1.5 điểm) - Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu mhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
Hãy sắp xếp các từ ấy thành 3 nhóm:
Tiếng nhân có nghĩa là “người
Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người
Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”.
Câu 4: (1 điểm) - Hãy viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Câu 5: (2 điểm)
Trong bài : Bè xuôi sông La (TV lớp 4 tập 2) nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ?
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
Câu 6 : (2 điểm)
Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích ( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, dòng thác,
Đáp án và cách cho điểm
Câu 1 (1 điểm): Trong các câu thơ dưới đây, những tiếng không có đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh là:
A ; uôm ; ếch ; ao ; âu ; âu.
Câu 2 (0.5 điểm): Những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ trong bài là:
Bầy – cây;
Dần – ngân – sân.
Câu 3 (1.5 điểm): Xếp các từ chứa tiếng nhân thành 3 nhóm :
a.Tiếng nhân có nghĩa là “ngườinhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân, siêu nhân.
b.Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương ngườinhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa.
c. Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quảnhân quả, nguyên nhân.
Câu 4 (1 điểm): Năm câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng là:
Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 5: (2 điểm)
Đoạn thơ giúp ta giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương, nhà thơ đã nhân hóa sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy màu sắc trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm, những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: Bờ tre xanh im mát, mươn mướt đôi hàng mi. Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ vẻ đẹp của người con gái quê hương. Đó cũng là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
Câu 6: (4 Điểm)
Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh.
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn gọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽGiám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 5
MÔN: TIẾNG VIỆT
TUẦN 1
Câu 1: (1 điểm) - Trong các câu thơ dưới đây, những tiếng nào không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh:
“A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
Âu âu, chó nói đêm thanh
Te…te…gà nói sáng banh ra rồi
Trần Đăng Khoa.
Câu 2: (0.5 điểm) - Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm đậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Tố Hữu.
Câu 3: (1.5 điểm) - Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu mhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
Hãy sắp xếp các từ ấy thành 3 nhóm:
Tiếng nhân có nghĩa là “người
Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người
Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”.
Câu 4: (1 điểm) - Hãy viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Câu 5: (2 điểm)
Trong bài : Bè xuôi sông La (TV lớp 4 tập 2) nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ?
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
Câu 6 : (2 điểm)
Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích ( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, dòng thác,
Đáp án và cách cho điểm
Câu 1 (1 điểm): Trong các câu thơ dưới đây, những tiếng không có đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh là:
A ; uôm ; ếch ; ao ; âu ; âu.
Câu 2 (0.5 điểm): Những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ trong bài là:
Bầy – cây;
Dần – ngân – sân.
Câu 3 (1.5 điểm): Xếp các từ chứa tiếng nhân thành 3 nhóm :
a.Tiếng nhân có nghĩa là “ngườinhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân, siêu nhân.
b.Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương ngườinhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa.
c. Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quảnhân quả, nguyên nhân.
Câu 4 (1 điểm): Năm câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng là:
Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 5: (2 điểm)
Đoạn thơ giúp ta giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương, nhà thơ đã nhân hóa sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy màu sắc trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm, những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: Bờ tre xanh im mát, mươn mướt đôi hàng mi. Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ vẻ đẹp của người con gái quê hương. Đó cũng là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
Câu 6: (4 Điểm)
Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh.
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn gọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽGiám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Đình Tỵ
Dung lượng: 535,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)