Đề thi Tiếng Việt cuối kì I - Lớp 5 (Chính thức 28-12-2017)
Chia sẻ bởi Phạm Xuân Toạn |
Ngày 10/10/2018 |
109
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Tiếng Việt cuối kì I - Lớp 5 (Chính thức 28-12-2017) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017.
TRƯỜNG T.H TRẦN HƯNG ĐẠO
LỚP : 5 ………….
TÊN HS…………………………………
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5
(Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH
…………..…………………………
……………..………………………
……………..………………………
………………..……………………
………………..……………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.
- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
2.1. Đọc thầm bài văn sau:
Cổ tích về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.
Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.
Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
Theo Nguyễn Quang Nhân
2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1 : (0,5đ) Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ?
a. Tự mãn và hãnh diện b. Hân hoan, vui sướng.
c. Buồn thiu vì thiệt thòi. d. Lung linh cháy sáng.
Câu 2 : (0,5đ) Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ?
a. Vì nó đã cháy hết mình. b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.
c. Vì đã có đèn dầu. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.
Câu 3 : (1,0đ) Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ?
a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. b. Nến càng lúc càng ngắn lại.
c. Nến vui sướng vì không phải cháy sáng nữa. d. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.
Câu 4 : (1,0đ) Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ?
a. Thấy mình chỉ còn một nửa.
b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.
c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.
d. Ánh sáng của nó đã đẩy lùi bóng tối xung quanh.
Câu 5 : (1,0đ) Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “vui sướng”?
a. vui buồn b. sung sướng c. sầu não d. hãnh diện
Câu 6 : (1,0đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ?
Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa.
a. Danh từ b. Động
TRƯỜNG T.H TRẦN HƯNG ĐẠO
LỚP : 5 ………….
TÊN HS…………………………………
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5
(Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH
…………..…………………………
……………..………………………
……………..………………………
………………..……………………
………………..……………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.
- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
2.1. Đọc thầm bài văn sau:
Cổ tích về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.
Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.
Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
Theo Nguyễn Quang Nhân
2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1 : (0,5đ) Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ?
a. Tự mãn và hãnh diện b. Hân hoan, vui sướng.
c. Buồn thiu vì thiệt thòi. d. Lung linh cháy sáng.
Câu 2 : (0,5đ) Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ?
a. Vì nó đã cháy hết mình. b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.
c. Vì đã có đèn dầu. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.
Câu 3 : (1,0đ) Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ?
a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. b. Nến càng lúc càng ngắn lại.
c. Nến vui sướng vì không phải cháy sáng nữa. d. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.
Câu 4 : (1,0đ) Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ?
a. Thấy mình chỉ còn một nửa.
b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.
c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.
d. Ánh sáng của nó đã đẩy lùi bóng tối xung quanh.
Câu 5 : (1,0đ) Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “vui sướng”?
a. vui buồn b. sung sướng c. sầu não d. hãnh diện
Câu 6 : (1,0đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ?
Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa.
a. Danh từ b. Động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Xuân Toạn
Dung lượng: 613,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)