De thi thu TN mon Van

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Xuân | Ngày 26/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: De thi thu TN mon Van thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề)

I. PHẦN CHUNG: Cho tất cả học sinh (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn cuối của truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế, trong suy nghĩ của Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 2(3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo.

II. PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ chọn một trong hai câu sau đây để làm bài (5 điểm)

Câu 3a (5 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau đây trích trong Đàn ghi ta của Lor-ca:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…”
(Ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, 2008 trang 165)
Câu 3b(5 điểm): Có ý kiến cho rằng Nguyễn Minh Châu đã phát hiện "một vẻ đẹp ở đáy sâu tâm hồn của người đàn bà vất vả là một viên ngọc quý".
Bằng hiểu biết của mình anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" để làm rõ ý kiến trên.


---Hết---

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)














Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long THI TNTHPT NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 12

CÂU

NỘI DUNG
ĐIỂM

Câu 1
(2 đ)
1
- Trong đoạn cuối truyện Vợ nhặt, khi nghe hồi trống thúc thuế, trong đầu Tràng hiện lên hai hình ảnh: đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

0.75


2
- Ý nghĩa:
+ Về nội dung: Tràng đã nghĩ đến những người đói được Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho. Lá cờ đỏ thắm là hình ảnh của cách mạng. Lá cờ đỏ gắn với ước mơ, tín hiệu dự báo về một sự đổi đời…
+ Về nghệ thuật: Tạo kết thúc mở cho tác phẩm của giai đoạn văn học mới (Đây là điểm khác so với văn học hiện thực phê phán 1930-1945).

1.25

Câu 2
(3 đ)
Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 từ)



a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý;
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.



b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:


1
Nêu vấn đề cần nghị luận (Lòng hiếu thảo)
0.25


2
Giải quyết vấn đề



- Thế nào là lòng hiếu thảo? (Thái độ tôn kính, biết ơn cha mẹ của con cái)
→ Hiếu thảo là truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt.
0.5



- Bàn luận về lòng hiếu thảo:
+ Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ.
+ Ngoan ngoãn vâng lời, giúp cha mẹ khi còn nhỏ; phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi trưởng thành.
+ Nhiều tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong sử sách, trong văn học (D/c cụ thể)
- Phê phán những hành động bất hiếu: những người con ích kỷ, chỉ vì tiền ngược đãi cha mẹ hoặc bỏ mặc cha mẹ.
1.25






0.5


3
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng hiếu thảo. Rút ra bài học cho bản thân.
0.5



Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của HS đạt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
- Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng, cách trình bày riêng mà hợp lý vẫn được chấp nhận. Giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm và kỹ năng giải quyết vấn đề của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)