Đề thi thử THPTQG trường Ninh Giang lần 1-2017
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan |
Ngày 26/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử THPTQG trường Ninh Giang lần 1-2017 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NINH GIANG
( Đề có 5 trang )
ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 3 – NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN SINH HỌC – 12
Thời gian làm bài : 50 Phút
Họ tên :............................................................... Số báo danh : ...................
Câu 1: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về nội dung:
A. Đấu tranh sinh tồn .
B. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới.
C. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
D. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
Câu 2: Trong các phương pháp sau đây, có mấy phương pháp tạo nguồn biến dị di truyền cho chọn giống
1.Gây đột biến.
2.Lai hữu tính.
3.Tạo AND tái tổ hợp.
4.Lai tế bào sinh dưỡng.
5.Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
6.Cấy truyền phôi.
7.Nhân bản vô tính động vật.
A. 5 B. 3 C. 7 D. 4
Câu 3: Cho các nhân tố tiến hoá sau:
1. di nhập gen.
2. chọn lọc tự nhiên.
3. yếu tố ngẫu nhiên.
4. đột biến.
Nhóm nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá là:
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 2, 4.
Câu 4: Số phân tử ADN (nhiễm sắc tử) trong một tế bào sinh tinh của ruồi giấm bình thường ở kì sau của giảm phân I là
A. 4 B. 16. C. 2. D. 8.
Câu 5: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
1.Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
2.Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
3.Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
4.Góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
A. 2, 3. B. 2, 4. C. l, 4. D. l, 2.
Câu 6: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,16
0,48
0,36
F2
0,25
0,50
0,25
F3
0,36
0,48
0,16
F4
0,49
0,42
0,09
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 7: Tác nhân gây đột biến làm rối loạn sự phân li của một cặp NST trong giai đoạn giảm phân I của một tế bào sinh giao tử sẽ tạo được những loại giao tử nào sau đây?
A. n và n + 1 B. n, n + 1 và n– 1
C. n và n – 1 D. n + 1 và n – 1
Câu 8: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aa ở thế hệ F3 là
A. B. C. D.
Câu 9: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trằng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Phép lai giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp vớii ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, trong tổng số các ruồi thu được ở F1, mồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%.Trong các nhận xét sau đây có bao nhiêu nhận xét đúng?
1.Tần số hoán vị gen ở ruồi giấm cái là 20%
2.Kiểu gen của ruồi (P) là XDXd x X DY.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)