Đề thi thu THPTQG môn hóa học
Chia sẻ bởi Bùi Thanh Hoàng |
Ngày 27/04/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thu THPTQG môn hóa học thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)
Câu 1. Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat B. tơ poliamit. C. polieste D. tơ visco
Câu 2. Cho hợp chất X có cấu tạo CH3COOCH=CH2. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng ?
A. X là este không no, đơn chức mạch hở có CTTQ dạng CnH2n–2O2 (n ≥ 3).
B. X có thể điều chế được từ ancol và axit tương ứng.
C. Xà phòng hoá X cho sản phẩm là muối và anđehit.
D. Trùng hợp X cho poli(vinyl axetat) dùng làm chất dẻo.
Câu 3. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca
Câu 4. Cho m (g) hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lit Cl2 ở đktc, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch Y và 0,672 lit H2 đktc. Làm khô dung dịch Y thu được 4,98g chất rắn khan. m có giá trị là :
A. 3,12 B. 1,43 C. 2,14 D. 2,86
Câu 5. Để chứng tỏ phenol có tính axit yếu ta cho natri phenolat phản ứng với
A. nước Br2. B. dung dịch NaOH. C. CO2 + H2O. D. Na.
Câu 6. Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 19,76% B. 11,36% C. 15,74% D. 9,84%
Câu 7. Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là
A. 5,92 B. 5,28 C. 9,76 D. 9,12
Câu 8. Trong công nghiệp, các kim loại quý như Ag, Au được điều chế chủ yếu bằng phương pháp
A. thủy luyện. B. nhiệt luyện.
C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch.
Câu 9. Liên kết hóa học giữa các phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực B. hiđro
C. ion D. cộng hóa trị phân cực
Câu 10. Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được 3,54 gam muối. Công thức của X là
A. CH3CH(NH2)-COOH B. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2CH2CH(NH2)-COOH D. H2N-CH2CH(NH2)COOH
Câu 11. Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch H2SO4 đặc nguội và H2SO4 loãng ?
A. Al B. Fe C. Cu D. Ni
Câu 12. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit, nhưng không có khả năng tẩy màu ?
A. CO2 B. Cl2 C. SO2 D. NO2
Câu 13. Dẫn hỗn hợp khí gồm H2S, CO, Cl2 và NO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Khí không bị hấp thụ là
A. H2S B. CO C. Cl2 D. NO2
Câu 14. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thanh Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)