Đề thi thu THPTQG

Chia sẻ bởi Phan Hieu | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thu THPTQG thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI



Đề gồm 04 trang
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016- 2017
Bài thi: Khoa học xã hội
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút - (40 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 004

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD .............................
Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản trong chủ trương chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương qua 2 giai đoạn 1936-1939 và 1939-1945 là:
A. Đều chủ trương tận dụng những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp.
B. Đều tập hợp lực lượng cách mạng trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Đều chủ trương tạm gác lại các khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D. Đều giương cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 2: Vì sao Mỹ và tay sai coi việc dồn dân lập “ấp chiến lược” là “quốc sách” khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965)?
A. Vì chúng sẽ dễ dàng bóc lột nhân dân ta.
B. Vì chúng có thể tách dân ra khỏi cách mạng, bình định miền Nam.
C. Vì chúng có thể tổ chức được bộ máy cai trị trực tiếp ở các ấp chiến lược.
D. Vì chúng có thể tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cách mạng miền Nam.
Câu 3: Sau sự kiện nào Nguyễn Ái Quốc nhận thấy : muốn giải phóng dân tộc phải dựa vào sức của mình?
A. Nguyễn Ái quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920).
B. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai (1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari (1921).
Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 là một phong trào mang tính dân tộc?
A. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào là kết hợp đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai với đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
B. Lực lượng tham gia phong trào là tất cả các giai cấp, tầng lớp, các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng .
C. Phong trào đã buộc nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân ta.
D. Mục tiêu trước mắt của phong trào đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 5: Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đều tập trung:
A. Từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
B. Ổn định tình hình chính trị và thiết lập quan hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ đối ngoại.
C. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại.
D. Xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn.
Câu 6: Trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra ở vùng nào của Việt Nam?
A. Miền Nam. B. Trong cả nước. C. Miền Trung. D. Miền Bắc.
Câu 7: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
3. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết.
4. Nha Bình dân học vụ được thành lập.
A. 4,1,2,3 B. 4,1,3,2 C. 1,4,2,3 D. 2,4,1,3
Câu 8: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Trở thành hệ thống trên thế giới. B. Có nhiều thắng lợi quyết định đối với chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Khoa học kĩ thuật phát triển vượt bậc. D. Sản xuất ra lượng hàng hóa khổng lồ.
Câu 9: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam được Đảng ta xác định trong giai đoạn 1930 - 1945 là:
A. Chống phong kiến tay sai giành ruộng đất cho dân cày, chống tư sản bóc lột công nhân.
B. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phát xít góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
C. Chống Pháp giành độc lập cho dân tộc, chống tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hieu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)