ĐỀ THI THỬ THPTQG 2018

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Lê | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ THPTQG 2018 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: SINH HỌC
ĐỀ 1
Câu 1. Nhóm vi sinh vật nào sau đây cộng sinh với tế bào rễ cây họ đậu?
A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn Rhizobium. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn lam.
Câu 2. Trong dạ dày kép của động vật nhai lại, dạ nào đưa thức ăn lên miệng để nhai lại?
A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ múi khế. D. Dạ tổ ong.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thoát hơi nước qua khí khổng?
A. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
B. Sự đóng mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào hạt đậu.
C. Khi tế bào hạt đậu no nước thì khí khổng mở.
D. Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng thì khí khổng sẽ đóng lại.
Câu 4. Bề mặt trao đổi khí ở động vật
A. dày và ẩm ướt. B. có nhiều mao mạch.
C. không có sự lưu thông khí. D. có tỉ lệ S/V nhỏ.
Câu 5. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’AUG3’. D. 5’UAG3’.
Câu 6. Trong một Operon, vùng vận hành
A. tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc. B. là nơi liên kết với protein ức chế.
C. tổng hợp chất cảm ứng. D. là nơi tổng hợp prôtêin ức chế.
Câu 7. Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là
A. 0,42. B. 0,24. C. 0,16. D. 0,36.
Câu 8. Dạng đột biến nào làm thay đổi nhóm gen liên kết?
A. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng. B. Chuyển đoạn trong cùng một NST.
C. Chuyển đoạn giữa 2 NST tương đồng. D. Đảo đoạn.
Câu 9. Cho các nhân tố tiến hóa sau:
1. Đột biến. 2. Di nhập gen. 3. Chọn lọc tự nhiên.
4. Yếu tố ngẫu nhiên. 5. Giao phối không ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. 2 B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 10. Trong quá trình phát sinh sự sống, tế bào sơ khai được hình thành ở giai đoạn
A. tiến hoá hoá học. B. tiến hoá tiền sinh học.
C. tiến hoá sinh học. D. phát sinh loài người.
Câu 11. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa động giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
(5) Ở bờ biển Pêru, cứ 10-12 năm lại có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt.
Có bao nhiêu trường hợp là biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 12. Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, ... có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do.
A. thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.
B. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí.
C. các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường.
D. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Lê
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)