De thi thu thpt sinh

Chia sẻ bởi Vũ Xuân | Ngày 26/04/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: de thi thu thpt sinh thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


Mã đề thi: 01
Môn: Sinh học
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA- LẦN 2
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)


Câu 1. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi :
A. tần số alen của mỗi gen, kiểu hình được ổn định qua các thế hệ.
B. tần số tương đối của các alen về mỗi gen duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 2. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng B. Do nhu cầu sống khác nhau
C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
Câu 3. Một cây có kiểu gen AaBb, lấy hạt phấn cây này gây lưỡng bội hóa thành cây 2n. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng lưỡng bội tối đa có thể được tạo ra là :
A. 4 B. 2 C. 8 D. 1
Câu 4. Trong phiên mã thì enzim chỉ trượt theo chiều 3`→5` trên mạch gốc của gen là :
A. ADN polymeraza. B. ARN polymeraza. C. Enzim tháo xoắn. D. ADN ligaza.
Câu 5. Cho các đặc điểm sau :
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5`→ 3`
(3) Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Có bao nhiêu ý đúng với quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ ?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 6. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
C. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
D. giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường .
Câu 7. Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?
A. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.
B. Gây đột biến nhân tạo
C. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của thực vật.
D. Lai xa kèm theo đa bội hóa và dung hợp tế bào trần.
Câu 8. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AaBb. B. AABb. C.AAbb. D. AaBB
Câu 9. Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do hai gen lặn( a, b) nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên ?
A. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
B. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông
C. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
D. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên(CLTN) theo quan niệm hiện đại?
A. CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể
B. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
C. CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)