ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - YÊN LẠC I

Chia sẻ bởi Phạm Thị Mến | Ngày 27/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - YÊN LẠC I thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ GỐC

1.Cặp mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. AUG và UGG
B. AUG và UUG
C. UGG và AUA
D. UUG và AUA
[
]
2. Điều nào sau đây không đúng?
A. Riboxom gồm hai tiểu đơn vị( tiểu đơn vị bé và tiểu đơn vị lớn), chỉ khi tham gia tổng hợp protein hai tiểu đơn vị này mới gắn liền với nhau hình thành riboxom hoàn chỉnh.
B. Trong quá trình phiên mã, khi enzim di chuyển tới cuối gen là đầu 3’ của mạch mã gốc, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử mARN vừa được tổng hợp được giải phóng.
C. tARN có chức năng mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
D. Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm riboxom gọi tắt là polixom giúp tăng hiệu xuất tổng hợp protein.
[
]
3. Khi nói về qúa trình điều hòa hoạt động của gen, khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Trong cơ thể ở những điều kiện nhất định, chỉ có một số gen hoạt động còn phần lớn các gen ở trạng thái không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu.
B. Quá trình điều hòa hoạt động của gen có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã, điều hòa dịch mã, điều hòa sau dịch mã…
C. Gen điều hòa R là thành phần của operon, có vai trò điều hòa hoạt động của các gen của opron.
D. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở mức độ phiên mã.
[
]
4 Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, mỗi lần đột biến lại tạo ra một alen mới và tạo loài mới.
B. Đột biến điểm gồm đột biến thay thế một cặp nucleotit và đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit.
C. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân gây đột biến gen.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật cũng như cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống vi sinh vật và thực vật.

[
]
5 Cho các nhận định sau:
1. Ở sinh vật nhân thực mỗi NST thường chứa nhiều phân tử ADN.
2. Ở sinh vật nhân thực mỗi tế bào thường chứa nhiều NST.
3. Ở sinh vật nhân sơ trong tế bào chưa có NST.
4. Đột biến cấu trúc dạng đảo đoạn NST sẽ làm thay đổi kích thước NST.
5. Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên NST nên thường gây hại cho thể đột biến.
Số nhận định đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
[
]

6. Hãy chọn phương án đúng khi nói về đột biến số lượng NST.
A. Đột biến số lượng NST làm thay đổi kích thước của NST
B. Đột biến số lượng NST gồm hai loại là: đột biến lệch bội và đột biến dị bội.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành nên loài mới ở động vật và thực vật có hoa.
D. Có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
[
]

7. Cho các bước của quá trình làm tiêu bản tạm thời NST của tinh hoàn châu chấu đực như sau:
1. Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.
2. Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vài giọt nước cất.
3. Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn.
4. Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra để tách lấy tinh hoàn.
5. Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn và để 15 – 20 phút.
6. Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.
Trình tự đúng của quá trình làm tiêu bản là:
A. 1 – 4 – 2 – 3 – 5 – 6
B. 1 – 4 – 5 – 3 – 2 – 6
C. 1 – 4 – 3 – 2 – 5 – 6
D. 1 – 5 – 4 – 3 – 2 – 6
[
]

8.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Mến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)