Đề thi thử THPT Quốc gia sinh - Sở Bình Thuận

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Thắng | Ngày 27/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia sinh - Sở Bình Thuận thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BÌNH THUẬN

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 8 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 90 phút; Không kể thời gian phát đề


Mã đề thi 132

 Họ và tên học sinh:..................................................................... Lớp: ...................

Câu 1: Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?
(1). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt, (2). Củ khoai lang và củ khoai tây,
(3). Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng, (4). Chân chuột chũi và chân dế dũi,
(5). Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi, (6). Cánh dơi, cánh chim.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là
A. bằng chứng hóa thạch.
B. bằng chứng tế bào học.
C. bằng chứng sinh học phân tử.
D. bằng chứng giải phẫu học so sánh.
Câu 3: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ARN pôlymeraza có vai trò
A. nối các đoạn Okazaki với nhau.
B. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
C. tổng hợp đoạn mồi.
D. tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 4: Về hệ sinh thái, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
(1). Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
(2). Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật.
(3). Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh.
(4). Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 5: Cho các ví dụ thể hiện các mối quan hệ sinh thái như sau: - hải quỳ và cua - cây nắp ấm bắt mồi - kiến và cây kiến - virut và tế bào vật chủ - cây tầm gửi và cây chủ - cá mẹ ăn cá con - địa y - tỉa thưa ở thực vật - sáo đậu trên lưng trâu - cây mọc theo nhóm - tảo biển làm chết cá nhỏ ở vùng xung quanh - khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa.
Có mấy nhận định sau đây là đúng khi phân tích đặc điểm của các mối quan hệ sinh thái trong các ví dụ trên?
(1). Quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong quần xã và cả trong quần thể.
(2). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.
(3). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
(4). Không có ví dụ nào ở trên thể hiện mối quan hệ hội sinh.
(5). Có 2 ví dụ thể hiện mối quan hệ kí sinh.
(6). Có một ví dụ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác.
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 6: Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1). Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(2). Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
(3). Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(4). Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 7: Một kỹ thuật tạo giống bò được mô tả như hình dưới đây:
Với kỹ thuật tạo giống này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1). Đây là kỹ thuật cấy truyền phôi.
(2). Các bò con được sinh ra đều có kiểu gen khác nhau và cùng giới.
(3). Các bò con được sinh ra đều là bò đực hoặc bò cái.
(4). Kỹ thuật trên cho phép tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen khác nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)