ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I - TRƯỜNG PT TRIỆU SƠN

Chia sẻ bởi Trịnh Thu Phương | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I - TRƯỜNG PT TRIỆU SƠN thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG PT TRIỆU SƠN
---- ( ----
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)



Mã đề 357

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 1: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’3’ B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3` GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 2: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt.
(2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu.
(7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là :
A. ( 1), (3), (5). B. (1), (2), (6) C. (2), (6), (7). D. (3), (4), (7).
Câu 3: Phân tử AND ở một loài vi khuẩn chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển vi khuẩn này sang môi trường chỉ chứa N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn này sau 5 lần nhân đôi sã tạo ra bao nhiêu phân tử ADN hoàn toàn chỉ chứa N14.
A. 8 B. 32 C. 30 D. 16
Câu 4: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong nhân đôi ADN tạo nên
A. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
B. đột biến G – X  A – T.
C. 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN.
D. đột biến A – T  G – X.
Câu 5: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
A. (2), (3) B. (1), (3) C. (1), (4) D. (2), (4)
Câu 6: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi 4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau :
A. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi.
B. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
C. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
D. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
Câu 7: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là
A. 0,083. B. 0,063. C. 0,111. D. 0,043.
Câu 8: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 1.875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên.
A. 0.0375AA + 0.8625 Aa + 0.1aa = 1 B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thu Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)