Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 tháng 3 -2015
Chia sẻ bởi Đào Thị Kim Quyên |
Ngày 27/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 tháng 3 -2015 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
LIÊN TRƯỜNG THPT
TP. VŨNG TÀU& CÁC HUYỆN
(Đề thi có 7 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THÁNG 4 NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ GỐC
Cơ chế di truyền và biến dị (11 câu)
(<1>)Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền?
A. Bộ ba 5`UXU3` quy định tổng hợp Xêrin.
B. Bộ ba 5`XGU3`, 5`AGA3` cùng quy định tổng hợp Acginin.
C. Bộ ba 5`AUG3` quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã.
D. Bộ ba 5`GUU3` quy định tổng hợp Valin.
(<2>)Một đoạn ADN có chiều dài 102000Ao thực hiện nhân đôi đồng thời tại 3 đơn vị tái bản như nhau, biết mỗi đoạn Okazaki có 1000 nucleotit. Số đoạn ARN mồi tham gia trong quá trình tái bản là
A. 20.
B. 36.
C. 12.
D. 10.
(<3>)Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình phiên mã?
Hai mạch ADN được tách ra nhờ vào enzim ARN polimeraza.
ARN polimeraza chỉ lắp ráp các nucleotit vào chuỗi polinucleotit đang kéo dài theo chiều 5’ ( 3’.
Promoter trên ADN là vị trí liên kết của ARN polimeraza và xác định điểm bắt đầu phiên mã.
ARN polimeraza khởi đầu sự tổng hợp chuỗi polinucleotit mà không cần đoạn mồi.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
(<4>)Cho một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen ở sinh vật nhân sơ như sau:
3’…TAT-GGG-XAT-GTA-ATG-GGX…5’. Trình tự nuclêôtit của mARN được phiên mã từ gen trên là
A. 5’…ATA-XXX-GTA-XAT-TAX-XXG…3’
B. 5’…AUA-XXX-GUA-XAU-UAX-XXG..3’
C. 3’…ATA-XXX-GTA-XAT-TAX-XXG…5’
D. 3’…AUA-XXX-GUA-XAU-UAX-XXG..5’
(<5>)Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ?
A. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ.
B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
(<6>)Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất các các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơnitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlypeptit do gen đó tổng hợp.
(<7>)Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm
A. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.
B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
C. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
D. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn.
(<8>)Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lệch bội.
B. Đột biến đa bội.
C. Đột biến mất đoạn.
D. Đột biến đảo đoạn.
(<9>) Cặp NST số 5 của một cá thể có cấu trúc: AB*CDEF và ab*cdef (dấu* thể hiện tâm động). Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân đã tạo ra 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại giao tử bình thường là AB*CDEF; ab*cdef và 2 loại giao tử đột biến là AB*CfeD; ab*cdEF. Cơ chế tạo ra các loại giao tử trên là do
A. trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong đó có 1 cromatit mang đoạn đảo.
B. trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong đó cả 2 cromatit đều xảy ra chuyển đoạn tương hỗ.
C. trao đổi chéo kép giữa 2 cromatit trong đó 1 cromatit mang đoạn lặp.
D. trao đổi chéo giữa 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Kim Quyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)