DE THI THỬ THPT QUỐC GIA CHUYÊN VINH LÀN 1 NĂM 2017 - BẢN WORD

Chia sẻ bởi Lê Minh Duy | Ngày 26/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: DE THI THỬ THPT QUỐC GIA CHUYÊN VINH LÀN 1 NĂM 2017 - BẢN WORD thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

(Đề thi gồm 6 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề thi 132


Họ, tên thí sinh:............................................................................ Số báo danh: ......................................

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư?
Cơ chế gây bệnh do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào.
Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.
Bệnh được hình thành do đột biến gen ức chế khối u và gen quy định các yếu tố sinh trưởng.
Câu 2: Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, cơ thể nào sau đây phát sinh tối đa nhiều giao tử nhất?
Aa Bd .
bd
AaBb. C.
AB XDXd
ab
D. AB .
ab
Câu 3: Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây?
A. AAbbDDEE, aabbDDee, AABBddee. B. AAbbDDEE, AabbDdEE, AaBBDDee.
C. AAbbDDEE, aabbDDEE, aabbDdee. D. AAbbDDEE, AABbDDee, Aabbddee.
Câu 4: Để chứng minh tính thống nhất về nguồn gốc của sinh giới, thuyết tiến hóa hiện đại sử dụng bằng chứng:
A. tế bào học và sinh học phân tử. B. tế bào học.
C. giải phẫu so sánh. D. sinh học phân tử.
Câu 5: Cách li sinh sản là
trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai.
trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau.
trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ.
trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
Câu 6: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là:
A. giao phối. B. đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. di nhập gen.
Câu 7: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen. B. đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
C. biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể. D. đột biến gen và di nhập gen.
Câu 8: Theo F. Jacôp và J. Mônô, trình tự của opêron Lac là:
Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc.
Gen điều hoà (R) → vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
Câu 9: Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:
Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.
Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
Xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.
Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 10: Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc hoa nằm trên nhiễm sắc thể thường; alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ, người ta sử dụng
A. phép lai khác dòng. B. phép lai nghịch. C. phép lai phân tích. D. phép lai thuận.
Câu 11: Cho các bước sau:
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Tạo ADN tái tổ hợp.
Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Trình tự đúng trong kĩ thuật chuyển gen là
A. (2) → (3) → (1). B. (2) → (1) → (3). C. (3) → (1) → (2). D. (3) → (2) → (1).
Câu 12: Đặc điểm của thể đa bội là
A. cơ quan sinh dưỡng bình thường. B. cơ quan sinh dưỡng to.
C. dễ bị thoái hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)