Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 NHẸ NHÀNG KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng Phúc | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 NHẸ NHÀNG KHỞI ĐỘNG thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀTHI THỬ THPT QUỐC GIA SỐ 2 NĂM 2017

Họ, tên thí sinh: .......................................................................... Số báo danh: ................
Câu 1: Những bằng chứng TH nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
(1) TB của tất cả các loài SV hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã DT.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài SV hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài SV hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
(5) Tất cả các loài SV hiện nay đều được cấu tạo từ TB.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 2: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự DT một bệnh ở người do một gen có hai alen quy định.

Cho biết không xảy ra ĐB, kết luận nào sau đây đúng?
A. Alen gây bệnh là alen lặn nằm trên NST thường. B. Alen gây bệnh nằm trên NST giới tính X.
C. Alen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y. D. Alen gây bệnh là alen trội nằm trên NST thường.
Câu 3: Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các TB sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn TH sinh học.
B. TH tiền sinh học là giai đoạn từ những TB đầu tiên hình thành nên các loài SV như ngày nay.
C. Trong giai đoạn TH hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.
D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn TH tiền sinh học.
Câu 4: Trong cơ chế điều hoà hoạt động ở của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi MT không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 5: Khi nói về ĐB đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở ĐV trong khi ở TV là tương đối hiếm.
B. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong TB đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong TB lưỡng bội.
D. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
Câu 6: Tập hợp SV nào sau đây là QT SV?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây. B. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương.
Câu 7: Ở người, bệnh máu khó đông do alen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen trội A quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng đều có máu đông bình thường, sinh được hai người con: người con thứ nhất là con gái và có máu đông bình thường, người con thứ hai bị bệnh máu khó đông. Cho biết không xảy ra ĐB, KG của hai người con lần lượt là:
A. XAXA và XaY hoặc XAXa và XaY. B. XAXA và XaY hoặc XAXa và XaXa.
C. XaXa và XAY. D. XAXA và XaXa hoặc XAXa và XaXa.
Câu 8: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. 3 B. 4 C.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)