ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 LẦN 3

Chia sẻ bởi Lê Tuấn | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 LẦN 3 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT LẦN 3 - 2016

TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12
Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề



Câu 1. (3.0 điểm)Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến năm 2000. Nét nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?

Câu 2. (3.0 điểm)Bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy:
Giải thích vì sao Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch NaVa?
Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?
Tại sao nói: Thắng lợi Điện Biên Phủ đã có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954?

Câu 3. (2.0)Từ những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954). Hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay. Theo em , thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

Câu 4 (2.0 điểm) So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam.

------------- Hết. ---------------




SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮKKIỂM TRA NĂNG LỰC THPT LẦN 3 - 2016
TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DUMôn: LỊCH SỬ - Lớp 12
Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề


Câu 1. (3.0 điểm)Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến năm 2000. Nét nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?

Câu 2. (3.0 điểm)Bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy:
Giải thích vì sao Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch NaVa?
Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?
Tại sao nói: Thắng lợi Điện Biên Phủ đã có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954?

Câu 3. (2.0) Từ những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954). Hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay. Theo em , thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

Câu 4 (2.0 điểm) So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam.

------------- Hết. ---------------
ĐÁP ÁN:
CÂU
ĐIỂM

Câu 1. Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến năm 2000. Nét nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?

3

* HS có thể trình bày theo 2 cách:
+ Cách 1: chia theo thời kì 1945- 1973; 1973 – 1991; 1991 – 2000 theo cách trình bày của đề cương
+ Cách 2: Chia theo quan hệ quốc tế; thời kì trong chiến tranh lạnh 1945 – 1991 và thời kì sau chiến tranh lạnh 1991 – 2000.
Chính sách đối ngoại của Mĩ Trong thời kì chiến tranh lạnh (1945 – 1991):
Mĩ triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới. Qua các thời tổng thống các tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm:
- Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Biện pháp thực hiện:
+ Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”.
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược, can thiệp, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).
+ Hoà hoãn với Trung Quốc, Liên Xô để chống lại phong trào cách mạng ở các nước
- Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Năm 1989, Mỹ cùng Liên Xô tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh”, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau thời kì chiến tranh lạnh (1991 – 2000):
- Thực hiện chiến lược cam kết và mở rộng theo học thuyết của Rigan nhằm:
- Mục tiêu:
+ Bảo đảm an ninh cảu Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Khôi phục sức mạnh và tăng cường tính năng động của nền kinh tế Mĩ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)