ĐỀ THI THỬ THPT QG 2018 LỊCH SỬ

Chia sẻ bởi Lương Tiến Việt | Ngày 26/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ THPT QG 2018 LỊCH SỬ thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GDĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2018
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Mã đề: 506
Thời gian làm bài: 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh:....................Phòng thi:..............
Câu 1: Hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là khởi nghĩa
A. từng phần
B. biểu tình thị uy
C. vũ trang tự vệ
D. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang
Câu 2: Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng
A. phong kiến B. dân chủ tư sản C. vô sản D. trung lập
Câu 3: Cho các dữ kiện sau:
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
2. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành
4. Phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. CTTG thứ 2 kết thúc.
Sắp xếp theo thứ tự thời gian các sự kiện diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ 2.
A. 3,2,1,4 B. 2,1,3,4 C. 1,2,3,4. D. 1,3,2,4
Câu 4: Nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX cầu viện sự giúp đỡ của Nhật Bản là
A. Nguyễn Ái Quốc B. Huỳnh Thúc Kháng
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu khiến phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1925 - 1930) thất bại là
A. khuynh hướng vô sản phát triển mạnh, ngày càng chiếm ưu thế.
B. không được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
C. thực dân Pháp còn mạnh, vũ khí hiện đại, đàn áp khốc liệt.
D. giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra toàn thế giới sau sự kiện nào?
A. Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng (12/1941)
B. Nhật Bản tấn công các nước Đông Nam Á và bành trướng ở Thái Bình Dương
C. Nhật Bản xâm lược các nước Đông Dương (9/1940)
D. Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc
Câu 7: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ độc tài thân Mĩ. B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chủ nghĩa thực dân mới. D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 8: Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là:
A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Hòa bình, độc lập thống nhất.
D. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 9: Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), Mĩ thay Pháp dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở Miền Nam nhằm thực hiện âm mưu
A. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
B. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á.
C. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á.
D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Câu 10: Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, ba nước Tây Âu đứng ở các vị trí 3, 4, 5 trong nền công nghiệp thế giới tư bản là
A. Anh, Pháp, Đức. B. Pháp, Đức, Anh. C. Đức, Anh, Pháp . D. Anh, Đức, Pháp.
Câu 11: Sau Hiệp định Pari (1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Chiến tranh đặc biệt”.
C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 12: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã đấu tranh hoàn toàn tự giác?
A. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 - 1925).
C. Phong trào vô sản hóa (năm 1928).
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Tiến Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)