Đề thi thử THPT QG 2017 Hải Phòng

Chia sẻ bởi Lã Huy Thắng | Ngày 26/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử THPT QG 2017 Hải Phòng thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KHẢO SÁT
(Đề gồm 06 trang)

 KÌ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)


Mã đề thi
067


Họ và tên thí sinh:…………………..…………………………Số báo danh:………………

Câu 81: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit gọi là đột biến điểm.
(2) Các dạng đột biến gen đều có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(3) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể làm thay đổi chiều dài và số liên kết hiđrô của gen.
(4) Đột biến gen làm phát sinh alen mới cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 82: Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5625 AA: 0,375 Aa: 0,0625 aa. Nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất là
A. 0,65 AA: 0,32 Aa: 0,03 aa. B. 0,5625 AA: 0,375 Aa: 0,0625 aa.
C. 0,81 AA: 0,18 Aa: 0,01 aa. D. 0,54 AA: 0,42 Aa: 0,04 aa.
Câu 83: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X quy định, tính trạng chiều cao chân do gen nằm trên NST thường quy định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể quy định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực có màu lông vàng, chân cao, mắt đỏ vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân thấp, mắt trắng tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển thành cơ thể mang kiểu hình
A. cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng. B. đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
C. đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng. D. đực, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
Câu 84: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.
B. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
C. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
D. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế chũi.
Câu 85: Nhân tố tiến hoá làm biến đổi “chậm nhất” tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là
A. các cơ chế cách li. B. đột biến.
C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 86: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới
A. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.
D. hiệu quả sinh sản của quần thể khi môi trường thay đổi.

Câu 87: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương pháp:
Phương pháp
Ứng dụng

1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
a. Tạo giống lai khác loài

2. Cấy truyền phôi ở động vật
b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen

3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật
c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau

Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
A. 1c, 2a, 3b. B. 1a, 2b, 3c. C. 1b, 2a, 3c. D. 1b, 2c, 3a.
Câu 88: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
B. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
C. Động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lã Huy Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)