Đề thi thử THPT QG 2017 Hải Phòng
Chia sẻ bởi Lã Huy Thắng |
Ngày 26/04/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử THPT QG 2017 Hải Phòng thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT
(Đề gồm 04 trang)
KÌ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Lịch Sử
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi
067
Họ và tên thí sinh:…………………..…………………………Số báo danh:………………
Câu 1: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ. B. Liên Xô.
C. các nước phương Tây. D. các nước Đông Âu.
Câu 2: Nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đông Bắc Á. B. Nam Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á.
Câu 3: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. thúc đẩy quan hệ với Đông Nam Á.
C. mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới. D. liên minh với Mĩ và Liên Xô.
Câu 4: Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới từ năm 1995?
A. “Cách mạng trắng”. B. “Cách mạng nhung”.
C. “Cách mạng chất xám”. D. “Cách mạng xanh”.
Câu 5: Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện chủ yếu của
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật. B. trật tự thế giới đa cực.
C. xu thế khu vực hóa. D. xu thế toàn cầu hóa.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cả hai nước đều muốn bá chủ thế giới.
B. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.
C. ảnh hưởng lớn mạnh của Liên Xô trên thế giới.
D. sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
Câu 7: Sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc Chiến tranh thế giới đã qua là
A. diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
B. không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
D. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Tham gia khối quân sự ANZUS. B. Tham gia khối quân sự NATO.
C. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava. D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU).
Câu 9: Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của
A. các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. cách mạng Cuba với sự thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959).
C. cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
D. cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949).
Câu 10: Trong bối cảnh thế giới phân chia hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất của Liên hợp quốc là
A. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.
Câu 11: Thách thức lớn nhất đối với hòa bình, an ninh thế giới nửa đầu thế kỉ XXI là
A. xung đột sắc tộc. B. chủ nghĩa khủng bố.
C. chủ nghĩa li khai. D. chủ nghĩa A-pác-thai.
Câu 12: Yếu tố làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị thế giới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự hai cực Ianta được hình thành.
B. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.
C. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Câu 13: Chiến dịch nào đã mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A. Huế - Đà Nẵng. B.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lã Huy Thắng
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)