đề thi thử THPT có đáp án

Chia sẻ bởi Trần Văn Khánh | Ngày 27/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: đề thi thử THPT có đáp án thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT CHÂN MỘNG

ĐỀ LUYỆN THI THPT NĂM 2015
MÔN: Sinh học


ĐỀ SỐ 01

Câu 1. Tần số hoán vị gen của 3 gen ABC trên 1 NST thường là:
AB = 40,56%; BC = 21,32%; AC = 19,24%. Trật tự đúng của các gen trên NST là:
A. ACB. B. CAB. C. ABC; D. BAC.
Câu 2. Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (2), (4), (5), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (2), (4), (5).
Câu 3. Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là:
A. abD; abd hoặc ABd; ABD; hoặc AbD; aBd;
B. ABD; AbD ; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD;
C. ABD; ABd ; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD;
D. ABD; abd hoặc ABd; abD; hoặc AbD; aBd;
Câu 4. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.
B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
Câu 5. Tỉ lệ kiểu hình không xuất hiện ở con lai từ phép lai 2 cặp tính trạng di truyền độc lập là
A. 25% : 25% : 25% : 25%. B. 12,5% : 12,5% : 37,5% : 37,5%.
C. 56,25% : 18,75% : 18,75% : 6,25% . D. 8,5% : 8,5% : 41,5% : 41,5%.
Câu 6. Trong các loài cho dưới đây: Loài 1: sống ở nơi có nhiệt độ OoC đến 15oC, loài 2: sống ở nơi có nhiệt độ 10oC đến 39oC, loài 3: sống ở nơi có nhiệt độ 10oC đến 45oC, loài 4: sống ở nơi có nhiệt độ 50oC đến 56oC, loài có vùng phân bố rộng nhất là:
A. loài 4. B. loài 1. C. loài 3. D. loài 2.
Câu 7. Tập hợp sinh vật nào dưới đây không phải là quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê sông Cầu.
B. Những con cá Rô Phi đơn tính sống trong cùng một cái hồ nuôi cá.
C. Những con cá chép đực và cá chép cái ở hồ Đồng Quan.
D. Những con ong mật trong 1 tổ ong mật ở rừng Sóc Sơn.
Câu 8. Plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền( kĩ thuật chuyển gen) có đặc điểm:
A. Là phân tử ADN mạch thẳng.
B. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế vào vi khuẩn.
C. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.
D. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.
Câu 9. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, cặp gen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Người ta thực hiện phép lai giữa ruồi giấm cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)