đề thi thử THPT có đáp án

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Liêm | Ngày 27/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: đề thi thử THPT có đáp án thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ
Thời gian: 90 phút
Câu 1:Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000 Kg thực vật thì....sẽ được chuyển vào mô của sinh vật tiêu thụ bậc một.
  A. 200 Kg.  B. 20 Kg.  C. 2 Kg.  D. Không có phương án đúng.
Câu 2 : Khi ribôxôm dịch mã, nếu gặp mã kết thúc trên mARN thì diễn biến nào tiếp theo không đúng?
A. Ngừng tổng hợp chuỗi polypeptit.
B. Chuỗi polypeptit tiếp tục cuộn xoắn và hình thành các cấu trúc bậc cao.
C. Hai tiểu phần của ribôxôm tách rời nhau và bị phân hủy.
D. Axit amin mở đầu bị tách ra khỏi chuỗi polypeptit.
Câu 3:Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là:
A. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.
B. Năng lượng được sử dụng lại còn chất dinh dưỡng thì không.
C. Các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng.
 D. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại còn năng lượng thì không. 
Câu 4 : Một gen đột biến đã mã hóa cho một phân tử prôtêin hoàn chình có 198 aa. Phân tử mARN được tổng họp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4, số lượng nuclêôtit trên phân tử mARN này là bao nhiêu?
A. 60A; 180U; 120G; 260X.  B. 180G; 240X; 120U; 60A. 
C. 40A; 80U; 120G; 260X. D. 240A; 180U; 120G; 60X.
Câu 5:Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
 A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó. 
B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
C. Được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục. 
D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân. 
Câu 6:Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:
  A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép.
B.  Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn.
C. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli.
D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp.
Câu 7:Phương pháp thông dụng nhất để chuyển gen của động vật là:
  A. Sử dụng plasmit làm thể truyền đế chuyển gen  B. Sử dụng súng bắn gen đế đưa gen cần chuyển vào họp tử.
  C. ấy nhân có gen đã cải biến vào trứng đã bị mất   D. Bơm gen cần chuyển vào nhân tt lúc chưa hòa hợp với trứng
Câu 8: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình 
Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu B. Xác suất để đứa con này bị bệnh Pheninketo niệu là A. 22,25%. B. 27,5%. C. 11%. D. 2,75%.
Câu 9:Ở người, khái niệm "gánh nặng di truyền" dùng để chỉ:
A. Nhiều gen đột biến gây chết và nửa gây chết được di truyền trong quần thể người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  B. Nhiều loại đột biến NST mà khi phát sinh thường gây chết cho thể đột biến.
  C. Số lượng gen rất lớn (khoảng 25000) trong vốn gen của loài người.
  D. Các đột biến gen tiền ung thư có sẵn trong cơ thể người và khi phát sinh sẽ chuyển thành ung thư ở các tế bào sinh dưỡng.
Câu 10: Ngô là loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau:
1. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. 2. Giảm phân để hinh thành hạt phấn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 13
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)