Đề thi thử sinh học 2015

Chia sẻ bởi Đặng Thúy Hồng | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử sinh học 2015 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
Năm học 2014-2015
ÐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC
KỲ THI THPT QUỐC GIA - Thời gian : 90 phút
Mã đề :
135





Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,( chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC .
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
C



Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li thời gian (mùa vụ). B. Cách li nơi ở (sinh cảnh). C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học.
D



Trường hợp nào sau đây thường không làm thay đổi cấu trúc của quần xã?
A. Săn bắn các động vật quý hiếm. B. Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu hại cây trồng.
C. Khai thác các cây gỗ già ở rừng nguyên sinh. D. Cháy rừng, khai thác rừng.
C



Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3 thì tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử ADN này là
A. 10%. B. 25%. C. 30%. D. 20%.
D



Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ A. 3/32 B. 5/16 C. 15/64 D. 1/64
C



Dưới đây là các phát biểu về tâm động của nhiễm sắc thể:
(1)Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2)Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3)Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4)Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5)Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
Trong những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
C



Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (5) C. (3), (4), (5) D. (1), (3), (5)
B



Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? Chữ z là biểu thị cho tâm động của nhiễm sắc thể.
(1): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH (2): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH
A. (1): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể; (2): chuyển đoạn không chứa tâm động.
D. (1): đảo đoạn không chứa tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thúy Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)