De thi thu quoc gia 2015-2016
Chia sẻ bởi Thái Văn Phú |
Ngày 26/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: De thi thu quoc gia 2015-2016 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.
… (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên… cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 )
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, chúng ta, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? (0,5 điểm)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 5- 7 dòng) nhận xét thái độ, quan niệm của tác giả thể hiện trong câu: Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu .(0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi.
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen
Ðâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh:
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa…
(Trích Mẹ của anh- Theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)
Câu 5: Xác định thể thơ, cách gieo vần trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người phụ nữ. Người ấy đang giãi bày, chia sẻ tâm sự gì? (0,25 điểm)
Câu 7: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy giải thích vì sao nhân vật trữ tình lại khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong? (0,5 điểm)
Câu 8: Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.
… (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên… cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 )
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, chúng ta, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? (0,5 điểm)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 5- 7 dòng) nhận xét thái độ, quan niệm của tác giả thể hiện trong câu: Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu .(0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi.
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen
Ðâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh:
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa…
(Trích Mẹ của anh- Theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)
Câu 5: Xác định thể thơ, cách gieo vần trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người phụ nữ. Người ấy đang giãi bày, chia sẻ tâm sự gì? (0,25 điểm)
Câu 7: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy giải thích vì sao nhân vật trữ tình lại khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong? (0,5 điểm)
Câu 8: Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Văn Phú
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)