Đề Thi Thử Nguyễn Thị Giang ( giải chi tiết )

Chia sẻ bởi Lê Phước Duy | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Đề Thi Thử Nguyễn Thị Giang ( giải chi tiết ) thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Đề KSCL THPT Nguyễn Thị Giang - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018

Câu 1. Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:
A. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. B. hai axit amin cùng loại hay khác loại
C. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai. D. hai axit amin kế nhau.
Câu 2 . Cấu trúc nào sau đây không thuộc operon Lac?
A. gen điều hòa. B. gen cấu trúc. C. vùng khởi động. D. vùng vận hành.
Câu 3. Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:
A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met.
C. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN. D. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.
Câu 4. Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đột biến NST. Nguyên nhân là vì:
A. đột biến gen là những đột biến nhỏ còn đột biến NST là đột biến lớn.
B. đa số đột biến gen đều là lặn và phổ biến hơn đột biến NST.
C. đa số đột biến gen là có lợi hoặc trung tính, còn đột biến NST thì có hại.
D. đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử còn đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào.
Câu 5. Ở đậu Hà lan (2n = 14). Kết luận nào sau đây không đúng?
A. số NST ở thể tam bội là 21. B. số NST ở thể bốn nhiễm là 28.
C. số NST ở thể một nhiễm là 13. D. số NST ở thể tứ bội là 28.
Câu 6. Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng mã hoá. B. Vùng vận hành. C. Vùng khởi động. D. Vùng kết thúc.
Câu 7. Vùng điều hoà là vùng:
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. mang thông tin mã hoá các axit amin
C. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 8. Khi nói về cấu trúc không gian của phân tử ADN, điều nào sau đây không đúng?
A. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Å gồm 10 cặp nulêôtit.
B. hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau.
C. các cặp bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
D. có cấu trúc hai mạch xoắn kép, đường kính vòng xoắn 20Å.
Câu 9. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
B. vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
D. vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
Câu 10. Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong:
A. nhân tế bào. B. ribôxôm. C. ti thể. D. tế bào chất.
Câu 11. Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A. Vùng điều hòa. B. Vùng mã hóa. C. Vùng kết thúc. D. Cả ba vùng của gen.
Câu 12. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’ B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’
C. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’ D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’
II. Thông hiểu
Câu 13. Hóa chất 5BU thấm vào tế bào vi khuẩn đã gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở một gen nhưng cấu trúc của phân tử prôtêin do gen này tổng hợp vẫn không bị thay đổi so với ban đầu. Nguyên nhân là vì:
A. mã di truyền có tính thoái hóa. B. gen có các đoạn intron.
C. mã di truyền có tính đặc hiệu. D. gen có các đoạn exon.
Câu 14. Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?
1. lần nguyên phân đầu tiên của hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)