Đề thi thử môn Sinh (gửi Ánh Ngọc)

Chia sẻ bởi Huy Lôm Côm | Ngày 27/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử môn Sinh (gửi Ánh Ngọc) thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:





Câu 1: Loài có 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời cảy ra 2 đột biến :thể 1 và thể 3 kép?
A. 660 B.66 C.144 D.729
Câu 2. Một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN điều khiển tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
A. U = 447; A = G = X = 650. B. A = 448; X = 650; U = G = 651.
C. A = 447; U = G = X = 650. D. U = 448; A = G = 651; X = 650
Câu 3. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc
C. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc D. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc
Câu 4: Bố bị rối loạn giảm phân II ở cặp NST giới tính đã tạo ra giao tử bị đột biến. Khi giao tử này được thụ tinh với giao tử bình thường của mẹ, chắc chắn không tạo ra thể đột biến biểu hiện hội chứng
A. Claiphentơ B. Tơcnơ C. 3X D. 3X hoặc Tơcnơ
Câu 5:Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
Câu 6: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường
B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản
Câu 7. Cho sơ đồ phả hệ sau

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên.
A. 1/3. B. 1/4 C. 1/8. D. 1/6.
Câu 8: Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho F1 lai với một cây khác, F2 thu được 62,5% cây thân cao : 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào?
A. Tương át chế kiểu 12 : 3 : 1. B. Tương át chế kiểu 13 : 3..
C. Tương bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. D. Tương tác bổ trợ kiểu 9 : 7
Câu 9: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen trội và thường không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen trội và di truyền được vì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huy Lôm Côm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)