ĐỀ THI THỬ LẦN I - YÊN ĐỊNH I

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lê | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ LẦN I - YÊN ĐỊNH I thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

 SỞ GD & ĐT THANH HOÁ ĐỀ THI KIỂM TRA KIẾN THỨC LỚP 12 – LẦN 1
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

Họ, tên thí sinh: …………………………………………………….……… Số báo danh: ………………….

Câu 1: Bản đồ gen ở NST số II của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) như sau:

Giả sử, alen A quy định chân dài, alen a quy định chân ngắn; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt.
Khi cho lai ruồi giấm cái thuần chủng chân dài, cánh dài với ruồi đực chân ngắn, cánh cụt thu được F1, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi chân dài, cánh cụt ở đời F2 là
A. 16%. B. 32%. C. 9% D. 18%.
Câu 2: Mẹ có kiểu gen 44A + XBXb, bố có kiểu gen 44A + XBY, con gái có kiểu gen 44A + XBXbXb. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, tất cả các cặp NST không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân II ở mẹ, tất cả các cặp NST không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, cặp NST số 23 không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân II ở bố, cặp NST số 23 không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
Câu 3: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
thể một. thể không. thể một kép. thể ba.
Câu 4: Phương pháp có thể phát hiện bệnh di truyền người do đột biến gen gây ra là:
A. Nghiên cứu phả hệ B. Nghiên cứu tế bào
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh D. Phân tích bộ NST ở tế bào người
Câu 5: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành 15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này
A. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau. B. có giới tính giống hoặc khác nhau.
C. có khả năng giao phối với nhau để sinh con. D. có mức phản ứng giống nhau.
Câu 6: Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành:
A. gây đột biến nhân tạo. B. tạo các giống thuần chủng
C. lai kinh tế. D. lai khác giống.
Câu 7: Một ti thể có 5.105 cặp nu. Ti thể này thực hiện nhân đôi liên tiếp 6 lần. Số liên kết hóa trị được hình thành là:
A. 63.105 B. 63.105 – 126 C. 64.105 D. 64.105 – 128
Câu 8: Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?
A. Vết xương chân ở rắn. B. Đuôi chuột túi.
C. Xương cụt ở người. D. Cánh của chim cánh cụt.
Câu 9: Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ
A. ARN( ADN ( Prôtêin. B. ADN ( ARN ( Tính trạng( Prôtêin.
C. ARN( ADN ( ARN ( Prôtêin. D. ADN ( ARN ( Prôtêin( Tính trạng.
Câu 10: Yếu tố qui định mức phản ứng của cơ thể là
A. điều kiện môi trường B. thời kì sinh trưởng
C. kiểu gen của cơ thể D. thời kì phát triển.
Câu 11 : Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán :
A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường. B. Chưa thể biết được giới tính .
C. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường. D. Hợp tử không phát triển được.
Câu 12: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Lê
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)