Đề thi thử lần I THPTQG 2017.
Chia sẻ bởi Lê Thị Hương |
Ngày 26/04/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử lần I THPTQG 2017. thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG PTDTNTTHPT TỈNH
ĐỀ THI THỬ LẦN I KÌ THI THPTQG NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội: môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
( Đề thi có 06 trang)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Mã đề thi 132
Họ và tên:.................................................................... SBD................
Chọn một phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam được rút trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng.
B. Xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức.
D. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để thực hiện các giải pháp cụ thể.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây trong Tuyên ngôn độc lập khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn?
A. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm… dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.”
B. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
C. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
D. “Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng”.
Câu 3: Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ sau ngày:
A. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.
D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
Câu 4: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc hiện nay?
A. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.
B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
D. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
Câu 5: Thánh thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
B. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
D. Sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava.
Câu 7: Đế quốc Pháp – Mỹ thực hiện kế hoạch Na – va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là:
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động.
D. dọn đường cho Mỹ từng bước thay thế quân Pháp
Câu 8: Từ sau khi giành được độc lập, Ấn Độ luôn thi hành chính sách đối ngoại là:
A. ngả về phe xã hội chủ nghĩa.
B. hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc
C. thân với các nước phương Tây, là đồng minh của Mĩ
D. hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Á
Câu 9: Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá
B. Hơn 90% dân số không biết chữ
C. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
D. Chính quyền cách mạng non trẻ.
Câu 10: Chủ trương " vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm:
A. tăng cường công tác vận động quần chúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)