Đề thi thử lần 3- đề 03

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử lần 3- đề 03 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)




Mã đề thi 305

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 81: Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn
A. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học
C. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
D. tiến hoá tiền sinh hoc, tiến hoá sinh học.
Câu 82: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBB, trong quá trình giảm phân tạo giao tử cặp Aa rối loạn sự phân li trong lần phân bào 2, cặp BB phân li bình thường sẽ cho ra những loại giao tử nào?
A. AAB, aaB, AB B. AaB, B C. AAB, aaB, B D. AaB, aaB, a
Câu 83: Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh..., người ta sử dụng
A. chọn lọc cá thể. B. kĩ thuật di truyền. C. đột biến nhân tạo. D. các phương pháp lai.
Câu 84: Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình gồm 3 tính trạng trội 1 lặn với tỉ lệ:
A. 27/64. B. 27/256 C. 81/256 D. 27/128.
Câu 85: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Đàn cá rô trong ao. B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
C. Cây trong vườn D. Cây cỏ ven bờ
Câu 86: Nhận định nào sau đây là đúng nhất:
A. Hình thành loài mới ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
B. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
C. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
D. Hình thành loài mới khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
Câu 87: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 .
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa kèm đa bội hoá.
B. Loài bông này được hình thành nhờ lai tự nhiên .
C. Loài bông này được hình thành bằng cách gây đột biến đa bội .
D. Loài bông này được hình thành nhờ gây đột biến bằng chất hoá học .
Câu 88: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì:
A. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội
B. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội khi giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ
D. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội
Câu 89: Một ADN có 3000 nucleotit, tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nucleotit tự do ở môi trường nội bào?
A. 24000 B. 12000 C. 9000 D. 21000
Câu 90: Phương pháp nào sau đây có khả năng tạo ưu thế lai tốt nhất?
A. Lai khác dòng. B. Giao phối cận huyết. C. Lai khác thứ D. Lai khác loài
Câu 91: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. Tỉ lệ kiểu hình của alen đó trong quần thể B. Tỉ lệ giao tử mang alen đó trong quần thể
C. Tỉ lệ kiểu gen của alen đó trong quần thể D. Tỉ lệ các alen của cùng một gen
Câu 92: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều
B. Cá thể có kích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)