ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ THPT
Chia sẻ bởi Sóng Hồng |
Ngày 26/04/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ THPT thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: (3 điểm)
Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn trình tự xuất hiện các giai cấp: công nhân, nông dân, tư sản, địa chủ.
Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trên để đưa ra kết luận về điều kiện tiên quyết của Đường lối Cách mạng Việt Nam.
Câu 2: (3 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, xu hướng liên kết khu vực trên thế giới được diễn ra như thế nào? Nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới là gì?
Nêu tên ba tổ chức quốc tế Việt Nam đã gia nhập và năm gia nhập.
Câu 3: (3 điểm)
So sánh về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 – 1935 và phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Cho bảng thống kê “Số cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong năm 1930.” Nhận xét và giải thích.
Bắc Kì
Trung Kì
Nam Kì
Tháng 6 – 8
17
82
22
Tháng 9 – 10
29
316
17
Câu 4: (4 điểm)
Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa.
Giải thích sơ đồ “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1954” sau:/
Câu 5: (4 điểm) Thủ tướng Anh Winston Churchill đã để lại một câu nói nổi tiếng: “Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn.”
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu nói trên từ chính sách đối ngoại của các nước lớn trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Có phải sau Cách mạng tháng Tám, những chính sách nhượng bộ Trung Hoa Dân Quốc, các lực lượng Việt Quốc, Việt Cách trước ngày 6.3.1945 và việc kí Hiệp định Sơ bộ với quân Pháp ngày 6.3.1945 của Đảng ta là vận dụng bài học của câu nói trên không? Vì sao?
Câu 6: (3 điểm)
Chọn 10 sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2000.
Những sự kiện nào mang tính bước ngoặt? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Sơ đồ cần thể hiện được trình tự xuất hiện của các giai cấp theo thứ tự thời gian như chuỗi sau: Nông dân – Địa chủ – Công nhân – Tư sản.
* Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trên: - Khái quát chung: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa như địa chủ phong kiến và nông dân; xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sản và công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. - Giai cấp địa chủ phong kiến: phần lớn đại địa chủ là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, câu kết chặt chẽ với Pháp, cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nhân dân nên không có khả năng cách mạng và là đối tượng của cách mạng. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện. - Giai cấp nông dân: chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến. Đây là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng. - Giai cấp tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc; tư sản dân tộc có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp. - Giai cấp công nhân: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai; bị ba tầng
Câu 1: (3 điểm)
Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn trình tự xuất hiện các giai cấp: công nhân, nông dân, tư sản, địa chủ.
Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trên để đưa ra kết luận về điều kiện tiên quyết của Đường lối Cách mạng Việt Nam.
Câu 2: (3 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, xu hướng liên kết khu vực trên thế giới được diễn ra như thế nào? Nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới là gì?
Nêu tên ba tổ chức quốc tế Việt Nam đã gia nhập và năm gia nhập.
Câu 3: (3 điểm)
So sánh về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 – 1935 và phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Cho bảng thống kê “Số cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong năm 1930.” Nhận xét và giải thích.
Bắc Kì
Trung Kì
Nam Kì
Tháng 6 – 8
17
82
22
Tháng 9 – 10
29
316
17
Câu 4: (4 điểm)
Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa.
Giải thích sơ đồ “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1954” sau:/
Câu 5: (4 điểm) Thủ tướng Anh Winston Churchill đã để lại một câu nói nổi tiếng: “Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn.”
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu nói trên từ chính sách đối ngoại của các nước lớn trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Có phải sau Cách mạng tháng Tám, những chính sách nhượng bộ Trung Hoa Dân Quốc, các lực lượng Việt Quốc, Việt Cách trước ngày 6.3.1945 và việc kí Hiệp định Sơ bộ với quân Pháp ngày 6.3.1945 của Đảng ta là vận dụng bài học của câu nói trên không? Vì sao?
Câu 6: (3 điểm)
Chọn 10 sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2000.
Những sự kiện nào mang tính bước ngoặt? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Sơ đồ cần thể hiện được trình tự xuất hiện của các giai cấp theo thứ tự thời gian như chuỗi sau: Nông dân – Địa chủ – Công nhân – Tư sản.
* Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trên: - Khái quát chung: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa như địa chủ phong kiến và nông dân; xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sản và công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. - Giai cấp địa chủ phong kiến: phần lớn đại địa chủ là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, câu kết chặt chẽ với Pháp, cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nhân dân nên không có khả năng cách mạng và là đối tượng của cách mạng. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện. - Giai cấp nông dân: chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến. Đây là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng. - Giai cấp tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc; tư sản dân tộc có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp. - Giai cấp công nhân: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai; bị ba tầng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Sóng Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)