ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH

Chia sẻ bởi Võ Thị Thu Hiền | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 ĐỀ THI THỬ LẦN 2 - Năm học 2014 -2015

TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN

(Đề thi có 6 trang)
 MÔN THI : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút


Họ, tên thí sinh: …………………………………………………
Số báo danh: ……………………
Mã đề thi: 169


Câu 1: Nuôi 6 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa 1 ADN và ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau một thời gian nuôi cấy, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử ADN (quá trình phá màng tế bào không làm đứt gãy ADN). Trong các phân tử ADN này, loại ADN có N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng tế bào là
A. 16. B. 32. C. 96. D. 192.
Câu 2: Với chế độ chăn nuôi tốt nhất, trong 10 tháng giống lợn Đại bạch có trọng lượng 185 kg, trong khi đó giống lợn Ỉ chỉ cho khối lượng 50 kg. Ví dụ này chứng tỏ:A. trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
B. tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện sống.
C. tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
D. mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tùy kiểu gen của từng cá thể.
Câu 3: Gen B bị đột biến thành alen b. Cặp alen Bb cùng nhân đôi một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 93000 nucleotit loại A và G. Số nucleotit loại A môi trường cung cấp cho gen B là 21731 còn số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho gen b là 24800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng 5100A0 và đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleotit duy nhất. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tổng số nucleotit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49569 nucleotit.
B. Gen B có 701 nucleotit loại T
C. Cả hai gen đều đã nhân đôi 5 lần
D. Đột biến B thành b là đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
Câu 4: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xuất hiện cây có mạch và động vật di cư lên cạn?A: Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh. B. Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
C. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. D. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Câu 5: Trong quần thể của một loài động vật có vú, xét một gen có hai alen: A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 7 kiểu gen về gen này. Cho con đực lông đen thuần chủng giao phối với con cái lông trắng, thu được F1. Cho các cá thể F1 ngẫu phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ là
A. 50% con đực lông đen : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng
B. 50% con cái lông đen : 25% con đực lông đen : 25% con đực lông trắng
C. 25% con đực lông đen : 25% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng
D. 75% con đực lông đen : 25% con cái lông trắng
Câu 6: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li cơ học. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Cách li không gian.
Câu 7: Dạng nào sau đây được coi là một sinh vật chuyển gen?
1. Một vi khuẩn đã nhận các gen thông qua tiếp hợp.
2. Một người qua liệu pháp gen nhận được 1 gen gây đông máu loại chuẩn.
3. Cừu tiết sữa có chứa prôtêin huyết thanh của người.
4. Một người sử dụng insulin do vi khuẩn E.Coli sản xuất để điều trị bệnh đái tháo đường
5. Chuột cống mang gen hemoglobin của thỏ.
Đáp án đúng là :A. 3 và 5. B. 4 và 5. C. 2 và 4. D. 1 và 3.
Câu 8: Các gen ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)