De thi thu

Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Lâm | Ngày 27/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: de thi thu thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Đề thi thử THPT môn Sinh năm 2015
THPT số 1 Nghĩa Hành - Quảng Ngãi - Mã đề 158
Câu 1. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
C. 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. D. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
Câu 2. Cơ chế nào sau đây dẫn đến đột biến lệch bội?
A. Trong quá trình phân bào, một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li.
B. Trong quá trình phân bào, xảy ra trao đổi chéo không cân trong cặp nhiễm sắc kép tương đồng
C. Trong quá trình phân bào, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
D. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó bị đứt và được nối vào một nhiễm sắc thể khác trong tế bào.
Câu 3. Loại đột biến NST nào dưới đây được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn. B. Dị đa bội.
C. Lặp đoạn. D. Dị bội (lệch bội).
Câu 4. Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Phép lai P: (đơn,dài) x (kép,ngắn) ® F1: 100% đơn, dài. Đem F1 tự thụ ® thu được F2. Cho các nhận kết luận sau:
(1) F1 có kiểu gen AB//ab chiếm tỉ lệ 32%
(2) F2 gồm 16 tổ hợp giao tử bằng nhau.
(3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66%A-B-:9%A-bb:9%aaB-:16%aabb.
(4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm 34%.
(5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 40% cây kép, ngắn.
Số kết luận đúng:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 5. Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacđi - Vanbec là
A. từ cấu trúc di truyền của quần thể xác định được tần số tương đối của các alen.
B. giải thích được vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa của loài trong tự nhiên.
C. giải thích được tính ổn định trong thời gian dài của các quần thể trong tự nhiên.
D. dự đoán được xác suất bắt gặp một thể đột biến nào đó trong quần thể.
Câu 6. Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là C = 9,60C, trong điều kiện ấm nóng của Miền Nam sâu hoàn thành chu kỳ phát triển của mình sau 56 ngày. Nhưng ở các tỉnh Miền Bắc nhiệt độ trung bình lạnh hơn 4,80C nên sâu cần 80 ngày. Vậy nhiệt độ trung bình của mỗi miền là:
A. Nam là 23,60C - Bắc là 18,80C B. Nam là 24,60C - Bắc là 19,80C
C. Nam là 25,60C - Bắc là 20,80C D. Nam là 26,60C - Bắc là 21,80C
Câu 7. Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất
A. HST đồng cỏ nhiệt đới B. HST rừng lá kim phương bắc
C. HST vùng nước khơi đại dương D. HST hệ cửa sông
Câu 8. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong
B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa
C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường
Câu 9. Quần xã ở rừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)