Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ
Mấy ngày qua, thuật ngữ "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng hiểu rõ hiện tượng này. Do đó, thầy Công ra đề thi liên quan chủ đề trên, nhằm giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức về thủy triều đỏ.Nếu học sinh chỉ vận dụng kiến thức trong SGK và các bài đọc thêm có thể trả lời được 5-6 câu. Phần còn lại, các em phải cập nhật thông tin thời sự.
I. Bộ đề
Câu 1. Tảo là đối tượng sinh vật mà các tế bào của chúng thuộc:
(A. Tế bào nhân thực (B. Tế bào nhân sơ (C. Virus (D. Thực vật
Câu 2. Thủy triều đỏ là hiện tượng gây ra chủ yếu bởi đối tượng sinh vật nào?
(A. Động vật phù du (B. Tảo (C. Vi khuẩn (D. Virus
Câu 3.1. Thủy triều đỏ có thể tác động có hại lên các đối tượng sinh vật:
(A. Cá xương (B. Cá sụn (C. Giáp xác (D. Con người
Câu 3.2 Số nhóm đối tượng có thể chịu tác động trực tiếp khi tiếp xúc với nước biển có thủy triều đỏ:
(A. 2 ( B. 3 ( C. 1 ( D. 4
Câu 4. Màu sắc của nước biển khi có hiện tượng thủy triều đỏ thường phổ biến nhất là:
(A. Đỏ hoặc đen (B. Đỏ hoặc xanh lá cây, màu sắc đa dạng (C. Xanh lá cây hoặc tím (D. Trắng hoặc vàng
Câu 5. Trong hệ thống phân loại 5 giới của Whitaker, tảo được xếp vào giới:
(A. Khởi sinh (B. Nấm (C. Nguyên sinh (D. Thực vật
Câu 6. Thuật ngữ nào sau đây gần gũi nhất với thuật ngữ “thủy triều đỏ”?
(A. Nước nở hoa (B. Nước ra quả (C. Nước tạo bọt (D. Nước thối
Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây thường không gắn liền với hiện tượng thủy triều đỏ?
(A. Cá và giáp xác chết hàng loạt (B. Tăng hàm lượng oxy trong nước (C. Tăng mạnh mật độ và sinh khối tảo (D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm gia tăng
Câu 8. Tại sao thuật ngữ “thủy triều đỏ” là không hoàn toàn chính xác?
(A. Thủy triều đỏ không liên quan đến hoạt động thủy triều của nước biển. (B. Thủy triều đỏ không hẳn có màu đỏ, có thể có màu sắc khác thậm chí không màu. (C. Thủy triều đỏ có sự tham ra của rất nhiều loại tảo khác nhau. (D. Thủy triều đỏ tạo ra mùi tanh, hôi khó chịu cho người dân
Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây về các chất độc có mặt trong tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ là chính xác?
(A. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị hải sản. (B. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và ảnh hưởng đến mùi vị hải sản. (C. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản. (D. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và làm ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản.
Câu 10. Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ?
(A. Hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng) do chất thải hữu cơ từ các hoạt động sản xuất và nuôi trồng của con người. (B. Chất thải từ các loài động vật và sự phân giải của các dạng tảo biển đa bào. (C. Sự thay đổi hàm lượng ion sắt trong nước biển. (D. Các hoạt động giao thông biển mang các bào tử tảo từ khu vực này sang khu vực khác.
Thầy giáo Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học,
Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội
* * *
II. Kiến thức bổ sung : Hiện tượng thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ là thuật ngữ chỉ hiện tượng tảo đồng loạt nở hoa, gây hại cho các loài sinh vật, bao gồm san hô, các loài rong biển, động vật và cả con người.
Khi thủy triều đỏ xảy ra, nước biển thường chuyển sang màu đỏ hoặc các màu sắc khác tùy thuộc vào từng loại tảo.
Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.
Hiện tượng "nở
Mấy ngày qua, thuật ngữ "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng hiểu rõ hiện tượng này. Do đó, thầy Công ra đề thi liên quan chủ đề trên, nhằm giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức về thủy triều đỏ.Nếu học sinh chỉ vận dụng kiến thức trong SGK và các bài đọc thêm có thể trả lời được 5-6 câu. Phần còn lại, các em phải cập nhật thông tin thời sự.
I. Bộ đề
Câu 1. Tảo là đối tượng sinh vật mà các tế bào của chúng thuộc:
(A. Tế bào nhân thực (B. Tế bào nhân sơ (C. Virus (D. Thực vật
Câu 2. Thủy triều đỏ là hiện tượng gây ra chủ yếu bởi đối tượng sinh vật nào?
(A. Động vật phù du (B. Tảo (C. Vi khuẩn (D. Virus
Câu 3.1. Thủy triều đỏ có thể tác động có hại lên các đối tượng sinh vật:
(A. Cá xương (B. Cá sụn (C. Giáp xác (D. Con người
Câu 3.2 Số nhóm đối tượng có thể chịu tác động trực tiếp khi tiếp xúc với nước biển có thủy triều đỏ:
(A. 2 ( B. 3 ( C. 1 ( D. 4
Câu 4. Màu sắc của nước biển khi có hiện tượng thủy triều đỏ thường phổ biến nhất là:
(A. Đỏ hoặc đen (B. Đỏ hoặc xanh lá cây, màu sắc đa dạng (C. Xanh lá cây hoặc tím (D. Trắng hoặc vàng
Câu 5. Trong hệ thống phân loại 5 giới của Whitaker, tảo được xếp vào giới:
(A. Khởi sinh (B. Nấm (C. Nguyên sinh (D. Thực vật
Câu 6. Thuật ngữ nào sau đây gần gũi nhất với thuật ngữ “thủy triều đỏ”?
(A. Nước nở hoa (B. Nước ra quả (C. Nước tạo bọt (D. Nước thối
Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây thường không gắn liền với hiện tượng thủy triều đỏ?
(A. Cá và giáp xác chết hàng loạt (B. Tăng hàm lượng oxy trong nước (C. Tăng mạnh mật độ và sinh khối tảo (D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm gia tăng
Câu 8. Tại sao thuật ngữ “thủy triều đỏ” là không hoàn toàn chính xác?
(A. Thủy triều đỏ không liên quan đến hoạt động thủy triều của nước biển. (B. Thủy triều đỏ không hẳn có màu đỏ, có thể có màu sắc khác thậm chí không màu. (C. Thủy triều đỏ có sự tham ra của rất nhiều loại tảo khác nhau. (D. Thủy triều đỏ tạo ra mùi tanh, hôi khó chịu cho người dân
Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây về các chất độc có mặt trong tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ là chính xác?
(A. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị hải sản. (B. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và ảnh hưởng đến mùi vị hải sản. (C. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản. (D. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và làm ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản.
Câu 10. Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ?
(A. Hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng) do chất thải hữu cơ từ các hoạt động sản xuất và nuôi trồng của con người. (B. Chất thải từ các loài động vật và sự phân giải của các dạng tảo biển đa bào. (C. Sự thay đổi hàm lượng ion sắt trong nước biển. (D. Các hoạt động giao thông biển mang các bào tử tảo từ khu vực này sang khu vực khác.
Thầy giáo Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học,
Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội
* * *
II. Kiến thức bổ sung : Hiện tượng thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ là thuật ngữ chỉ hiện tượng tảo đồng loạt nở hoa, gây hại cho các loài sinh vật, bao gồm san hô, các loài rong biển, động vật và cả con người.
Khi thủy triều đỏ xảy ra, nước biển thường chuyển sang màu đỏ hoặc các màu sắc khác tùy thuộc vào từng loại tảo.
Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.
Hiện tượng "nở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)