DỀ THI QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2015
Chia sẻ bởi Cao Van Phan |
Ngày 26/04/2019 |
126
Chia sẻ tài liệu: DỀ THI QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2015 thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT
Nguyến Bỉnh Khiêm
ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C
Thời gian làm bài : 180 phút,không kể thời gian phát đề
Ngày thi : 29/03/2015
Câu I (2,0 điểm)
Chứng minh sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi vùng nhiệt đới ẩm gió mùa? Nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ ở vùng đồng bằng đến việc sử dụng đất ở
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo các nhóm cây trồng của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta giai đoạn trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
MÔN THI: ĐỊA LÍ, LẦN I
Ngày thi: 29/03/2015 Thời gian làm bài: 180 phút
(Đáp án - thang điểm gồm 04 trang)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
(2,0 điểm)
Chứng minh sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi vùng nhiệt đới ẩm gió mùa? Nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ ở vùng đồng bằng đến việc sử dụng đất ở nước ta ?
2,0
a) Sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km gặp một cửa sông.
0,25
+ Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
0,25
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Tổng lượng nước các hệ thống sông là 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ phần lưu vực ở bên ngoài lãnh thổ).
0,25
+ Tổng lượng phù sa của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta lớn: Trung bình
mỗi năm các sông vận chuyển khoảng 200 triệu tấn cát bùn ra biển.
0,25
- Chế độ nước sông theo mùa.
+ Mùa lũ trùng với mùa mưa, chiếm khoảng 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, mùa cạn trùng với mùa mưa, chiếm khoảng 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.
0,25
+ Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong
chế độ dòng chảy.
0,25
b) Ảnh hưởng của địa hình xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ ở vùng đồng bằng đến việc sử dụng đất ở nước ta ?
- Tích cực: Tại các đồng bằng hàng năm được mở rộng về phía biển từ vài chục đến gần trăm mét như ĐBSH, ĐBSCL,...
0,25
- Tiêu cực: Tại các vùng đồi núi đất đai bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn
trơ sỏi đá, đặc biệt là ở các vùng núi cao mất lớp phủ thực vật.
0,25
II
(2,0 điểm
Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Phân tích ý nghĩa của các phương hướng tác động vào nhân tố con người nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay.
2,0đ
a) Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
- Thế mạnh:
+ Quy mô lao động: lớn (dẫn chứng); Gia tăng lao đông nhanh (dẫn chứng).
0,25
+Chất lượng lao động: người lao động cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm sản xuất, lao động trẻ có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học - kĩ thuật, trình độ
chuyên môn ngày càng được nâng cao thuận lợi cho thực hiện quá trình CNH - HĐH, cho phát triển kinh tế thị trường và hội nhập với khu vực và thế giới (dẫn chứng).
0,25
- Hạn chế:
+ Quy mô lao động lớn, gia tăng lao động nhanh gây sức ép đến tài nguyên thiên nhiên, đến sản xuất và tổ chức đời sống xã hội (dẫn chứng).
0,25
+ Chất lượng lao động còn thấp: 75% lực lượng lao động chưa qua đào tạo (năm
2005), thiếu tác phong sản xuất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Van Phan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)