Đề thi Olympic văn 6, 7, 8
Chia sẻ bởi Lê Văn Trung |
Ngày 17/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Olympic văn 6, 7, 8 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI ÔLIMPIC NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
Cảm nhận của em về nét nghệ thuật đặc sắc trong câu thơ sau:
“Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”
( Nhớ rừng – Thế Lữ - Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 2: Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: “Khóc là nhục. Rên, hèn.. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.” ( Trích Ngữ văn 8, tập hai) Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em thái độ im lặng qua hai ý kiến trên.
Câu 3:
Có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của văn bản Thuế máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ ?./.
---------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ÔLIMPIC NGỮ VĂN 8
Câu 1: (3 điểm):
a) Yêu cầu: Viết được đoạn văn ngắn, phát hiện và phân tích được nét nghệ thuật đặc sắc của câu thơ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, trình bày được :
- Vị trí câu thơ: Đây là hai câu mở đầu bài thơ Nhớ rừng, diễn tả tâm trạng con hổ trong vườn bách thú.( 0,5 điểm)
- Cảm nhận được cái hay của câu thơ được tạo bởi các yếu tố: ( 2 điểm)
+ Câu đầu: Dùng động từ mạnh gậm đảo lên đầu, câu thơ gieo toàn vần trắc, nhịp nhanh, diễn tả tâm trạng uất ức, bực bội của con hổ. Nỗi căm hờn đó như được kết đọng lại thành hình khối.
+ Câu tiếp theo gieo toàn vần bằng, nhịp chậm, kéo dài như tiếng thở dài ngao ngán, vô vọng. Sự thay đổi đột ngột đó, góp phần diễn tả sự phong phú của các cung bậc cảm xúc.
- Khái quát các thủ pháp gieo vần, ngắt nhịp, cách lựa chọn từ ngữ, cách sử dụng biện pháp tu từ đã tạo cho đoạn thơ giàu chất nhạc, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. ( 0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm):
Yêu cầu: Viết được bài văn nghị luận trình bày được nhận xét, chính kiến của bản thân về thái độ im lặng từ hai ý kiến trên. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, trình bày được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề cần bàn luận ( 0,5 điểm)
- Giải thích được im lặng ở đây được hiểu là không có một hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ, phải có phản ứng. ( 0,5 điểm)
- Trình bày cách hiểu về thái độ im lặng qua hai ý kiến trên: ( 2 điểm)
+ “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm) + Im lặng trong câu thơ của Tố Hữu “Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, vì lí tưởng cách mạng. ( 1 điểm)
- Trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân về hai ý kiến trên: ( 1,5 điểm)
+ Cả hai nhận xét đều đúng song chưa đầy đủ và toàn diện. Mỗi ý kiến chỉ đúng với một tình huống cụ thể.
+ Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn nhát.
+ Ngược lại nếu không biết im lặng trong các tình huống như để giữ tế nhị trong giao tiếp, để giữ bí mật khi cần thiết, để thể hiện lòng kiên trung…thì chứng tỏ văn hóa giao tiếp hạn chế hoặc không có bản lĩnh trong cuộc sống…
Rút ra bài học về việc vận dụng linh hoạt thái độ ứng xử ở các tình huống giao tiếp trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)
Câu 3: ( 12 điểm): Yêu cầu: Viết được bài văn nghị luận, phân tích và chứng minh nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua văn bản Thuế máu. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn viết có cảm xúc.
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
Cảm nhận của em về nét nghệ thuật đặc sắc trong câu thơ sau:
“Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”
( Nhớ rừng – Thế Lữ - Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 2: Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: “Khóc là nhục. Rên, hèn.. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.” ( Trích Ngữ văn 8, tập hai) Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em thái độ im lặng qua hai ý kiến trên.
Câu 3:
Có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của văn bản Thuế máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ ?./.
---------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ÔLIMPIC NGỮ VĂN 8
Câu 1: (3 điểm):
a) Yêu cầu: Viết được đoạn văn ngắn, phát hiện và phân tích được nét nghệ thuật đặc sắc của câu thơ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, trình bày được :
- Vị trí câu thơ: Đây là hai câu mở đầu bài thơ Nhớ rừng, diễn tả tâm trạng con hổ trong vườn bách thú.( 0,5 điểm)
- Cảm nhận được cái hay của câu thơ được tạo bởi các yếu tố: ( 2 điểm)
+ Câu đầu: Dùng động từ mạnh gậm đảo lên đầu, câu thơ gieo toàn vần trắc, nhịp nhanh, diễn tả tâm trạng uất ức, bực bội của con hổ. Nỗi căm hờn đó như được kết đọng lại thành hình khối.
+ Câu tiếp theo gieo toàn vần bằng, nhịp chậm, kéo dài như tiếng thở dài ngao ngán, vô vọng. Sự thay đổi đột ngột đó, góp phần diễn tả sự phong phú của các cung bậc cảm xúc.
- Khái quát các thủ pháp gieo vần, ngắt nhịp, cách lựa chọn từ ngữ, cách sử dụng biện pháp tu từ đã tạo cho đoạn thơ giàu chất nhạc, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. ( 0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm):
Yêu cầu: Viết được bài văn nghị luận trình bày được nhận xét, chính kiến của bản thân về thái độ im lặng từ hai ý kiến trên. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, trình bày được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề cần bàn luận ( 0,5 điểm)
- Giải thích được im lặng ở đây được hiểu là không có một hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ, phải có phản ứng. ( 0,5 điểm)
- Trình bày cách hiểu về thái độ im lặng qua hai ý kiến trên: ( 2 điểm)
+ “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm) + Im lặng trong câu thơ của Tố Hữu “Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, vì lí tưởng cách mạng. ( 1 điểm)
- Trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân về hai ý kiến trên: ( 1,5 điểm)
+ Cả hai nhận xét đều đúng song chưa đầy đủ và toàn diện. Mỗi ý kiến chỉ đúng với một tình huống cụ thể.
+ Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn nhát.
+ Ngược lại nếu không biết im lặng trong các tình huống như để giữ tế nhị trong giao tiếp, để giữ bí mật khi cần thiết, để thể hiện lòng kiên trung…thì chứng tỏ văn hóa giao tiếp hạn chế hoặc không có bản lĩnh trong cuộc sống…
Rút ra bài học về việc vận dụng linh hoạt thái độ ứng xử ở các tình huống giao tiếp trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)
Câu 3: ( 12 điểm): Yêu cầu: Viết được bài văn nghị luận, phân tích và chứng minh nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua văn bản Thuế máu. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn viết có cảm xúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)