Đề thi Olympic môn Văn 6 2015-2016 - Đề đề nghị
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 17/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Olympic môn Văn 6 2015-2016 - Đề đề nghị thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS ………
-----------(((((----------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI OLYMPIC CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 6
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi có 02 trang
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ: MĐ 601
Câu 1: (3 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…
(Chế Lan Viên – “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”)
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân.
(Tố Hữu – “Theo chân Bác”)
a) Hai đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm truyền thuyết nào đã được học trong sách Ngữ văn 6, tập I. Nêu ra một chi tiết (sự việc) kì lạ trong tác phẩm. Cho biết ý nghĩa của chi tiết (sự việc) kì lạ đó.
b) “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” (Nguyễn Khoa Điềm)
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết:
- Hình ảnh “đất nước lớn lên” thể hiện như thế nào trong truyền thuyết này.
- Ý nghĩa của hình ảnh “cây tre” xuất hiện trong cảnh chiến đấu của nhân vật trong tác phẩm.
c) Hai đoạn thơ trên đều nhắc đến hình ảnh “con ngựa sắt” – phương tiện chiến đấu của nhân vật chính. Theo em, tại sao nhân vật lại chiến đấu với phương tiện là “con ngựa sắt” mà không phải là một con ngựa bình thường? Chi tiết này nói lên điều gì?
Câu 2: (2 điểm)
a) Em có suy nghĩ gì về ý kiến sau đây của Bác Hồ: “Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.”
b) Trong các ví dụ dưới đây, các từ được in đậm được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi.
(Nguyễn Viết Bình)
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
(Bằng Việt)
Câu 3: (5 điểm)
Hãy tả lại một buổi chiều mưa đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp. (Bài viết không quá 02 trang giấy thi)
Câu 4: (10 điểm)
Một đêm trăng sáng, sau khi học bài xong, tình cờ em nghe thấy được cuộc trò chuyện giữa trăng, mây và gió. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của mình.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………
Số báo danh
Chữ kí của giám thị số 1:………………………………………………
…………………………
TRƯỜNG THCS ………
-----------(((((----------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI OLYMPIC CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 6
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi có 02 trang
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ: MĐ 601
Câu 1: (3 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…
(Chế Lan Viên – “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”)
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân.
(Tố Hữu – “Theo chân Bác”)
a) Hai đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm truyền thuyết nào đã được học trong sách Ngữ văn 6, tập I. Nêu ra một chi tiết (sự việc) kì lạ trong tác phẩm. Cho biết ý nghĩa của chi tiết (sự việc) kì lạ đó.
b) “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” (Nguyễn Khoa Điềm)
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết:
- Hình ảnh “đất nước lớn lên” thể hiện như thế nào trong truyền thuyết này.
- Ý nghĩa của hình ảnh “cây tre” xuất hiện trong cảnh chiến đấu của nhân vật trong tác phẩm.
c) Hai đoạn thơ trên đều nhắc đến hình ảnh “con ngựa sắt” – phương tiện chiến đấu của nhân vật chính. Theo em, tại sao nhân vật lại chiến đấu với phương tiện là “con ngựa sắt” mà không phải là một con ngựa bình thường? Chi tiết này nói lên điều gì?
Câu 2: (2 điểm)
a) Em có suy nghĩ gì về ý kiến sau đây của Bác Hồ: “Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.”
b) Trong các ví dụ dưới đây, các từ được in đậm được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi.
(Nguyễn Viết Bình)
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
(Bằng Việt)
Câu 3: (5 điểm)
Hãy tả lại một buổi chiều mưa đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp. (Bài viết không quá 02 trang giấy thi)
Câu 4: (10 điểm)
Một đêm trăng sáng, sau khi học bài xong, tình cờ em nghe thấy được cuộc trò chuyện giữa trăng, mây và gió. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của mình.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………
Số báo danh
Chữ kí của giám thị số 1:………………………………………………
…………………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)