ĐỀ THI NGỮ VĂN HK2 (QUẬN 1).doc
Chia sẻ bởi David Týa |
Ngày 17/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI NGỮ VĂN HK2 (QUẬN 1).doc thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
QUẬN 1 Năm học: 2014 – 2015
Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 6
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không tính thời gian phát đề)
Câu 1: (5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: ‘Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Buổi đầu, không một tấc sắc trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngà lời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
a) Gạch chân các biện pháp nhân hóa trong đoạn văn và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào? Nêu tác dụng của phép nhân hóa đó. Suy nghĩ của em về biểu tượng của cây tre? (2đ)
b) Xác định hình ảnh so sánh trong đoạn văn và cho biết chúng có điểm gì đặc biệt so với mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh? (1đ)
c) Đặc điểm của sông ngòi, kênh rạch, thiên nhiên ở vùng Cà Mau như thế nào? Em có cảm nhận gì về vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc? Từ cảm nhận đó bản thân em phải làm gì cho tổ quốc mai sau? (2đ)
Câu 2: (5đ)
Em hãy viết một bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình trong gia đình.
Hết
QUẬN 1 Năm học: 2014 – 2015
Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 6
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không tính thời gian phát đề)
Câu 1: (5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: ‘Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Buổi đầu, không một tấc sắc trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngà lời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
a) Gạch chân các biện pháp nhân hóa trong đoạn văn và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào? Nêu tác dụng của phép nhân hóa đó. Suy nghĩ của em về biểu tượng của cây tre? (2đ)
b) Xác định hình ảnh so sánh trong đoạn văn và cho biết chúng có điểm gì đặc biệt so với mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh? (1đ)
c) Đặc điểm của sông ngòi, kênh rạch, thiên nhiên ở vùng Cà Mau như thế nào? Em có cảm nhận gì về vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc? Từ cảm nhận đó bản thân em phải làm gì cho tổ quốc mai sau? (2đ)
Câu 2: (5đ)
Em hãy viết một bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình trong gia đình.
Hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: David Týa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)