Đề thi môn văn (HKII - 2013)

Chia sẻ bởi Đào Thị Hồng Hạnh | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề thi môn văn (HKII - 2013) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN: VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài :90 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1 ( 1,5 điểm): Nêu các đặc điểm loại hình của tiếng Việt? Chỉ ra sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ được in đậm trong câu ca dao sau:
“Ta về ta tắm ao ta
Dầu trong, dầu đục ao nhà vẫn hơn”

Câu 2 ( 1,5 điểm): Trình bày nguyên tắc và lí giải nguyên nhân xác định tinh thần của 2 thời đại thơ trong “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh?

Câu 3 ( 7 điểm): Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ( SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007)


----------------- Hết --------------
























V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM



HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11
(KIỂM TRA HỌC KÌ II )




CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

Câu 1
* Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
- Từ không biên đổi hình thái:
- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ
trước sau và sử dụng các hư từ
* Phân tích sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ được in đậm:
- Ta(1)(2) là chủ ngữ
- Ta(3) : là bổ ngữ

0,75
(0,25)
(0,25)
(0,25)


0,75

(0,5)
(0,25)


Câu 2
 Trình bày nguyên tắc và lí giải nguyên nhân xác định tinh thần của 2 thời đại thơ trong “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh?
* Nguyên tắc xác định tinh thần của 2 thời đại thơ của Hoài Thanh.
- Tinh thần thơ cũ là chữ “ta”
- Tinh thần thơ mới là chữ “tôi”
* Nguyên nhân để Hoài Thanh xác định được các nguyên tắc đó.
- Mỗi thời đại thi ca đều có những bài thơ hay
- Giữa các thời đại thi ca đều có sự tiếp nối, qua lại giữa cái mới và cái cũ.


1,0
(0,5)
(0,5)
0,5
(0,25)

(0,25)

Câu 3
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ( SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007)a/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu.
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau:
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, nêu được ND chính của bài thơ: Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ với những cảm xúc, suy tư chân thật; đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi gặp lý tưởng của Đảng.

- Phân tích niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng trong khổ thơ thứ nhất
+ Dùng hình ảnh “ nắng hạ” và “mặt trời chân lí” → Nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản.
+ Sử dụng các động từ mạnh“Bừng” “Chói”: → Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản tràn đầy sức sống và hương sắc
- Phân tích rõ những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai
+ Từ ngữ đặc sắc “Buộc” “Trang trải” “Gần gũi”
+ Hình ảnh ẩn dụ “ Khối đời”, điệp từ “để”
→ Diễn tả nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu : hài hòa giữa riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, đoàn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng.
- Phân tích sự chuyển biến mãnh mẽ về tình cảm ở khổ thơ thứ 3.
+ Lặp cấu trúc “ Tôi đã là...” → Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả.
+ Điệp từ, số từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)