De thi mon van 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: De thi mon van 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


Phòng GD- ĐT Bố Trạch KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
Trường TH- THCS Hưng Trạch Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút

ĐỀ RA

Mã đề 01
Câu 1 (2đ). a, Hoán dụ là gì? Nêu các kiểu hoán dụ thường gặp?
b, Xác định hoán dụ trong hai câu thơ sau: “ Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Câu 2 (2đ) Nêu nội dung của bài thơ “ Lượm”-Tố Hữu. Từ hình ảnh chú bé Lượm, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Câu 3 (6đ) Hãy tả lại một người thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2đ).
a, Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (0,5 đ)
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể (0,25 đ)
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (0,25 đ)
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật (0,25 đ)
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng (0,25 đ)
b, Hoán dụ trong câu thơ: “Áo chàm” để chỉ nhân dân Việt Bắc (0,5đ).
Câu 2. (2 đ)
Nội dung của bài thơ Lượm: bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người (1đ)
Bài học: Sống hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm. Hăng say học tập, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. (1đ).
Câu 3 (6 đ)
Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả (0,5 đ)
Thân bài: tả chi tiết
+ Hình dáng (mái tóc, đôi mắt, áo quần, dáng đi...) (1,5 đ)
+ Tính tình (1đ)
+ Sở thích ( đàn hát ...) (0,5 đ)
+ Quan hệ với mọi người xung quanh (thân thiện, hòa nhã, khiêm tốn...) (1 đ)
+ Những điều mà em ấn tượng nhất (1 đ)
- Kết bài: tình cảm của em với ngưòi đó ( yêu mến, kính phục, là tấm gương sáng) (0,5 đ)
GVBM


Nguyễn Thi Thu Hiền
Phòng GD- ĐT Bố Trạch KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
Trường TH-THCS Hưng Trạch Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút

ĐỀ RA
Mã đề 02
Câu 1 (2đ). a, Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp?
b, Xác định ẩn dụ trong hai câu thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Câu 2 (2đ). Nêu nội dung của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ. Từ đó, em phải làm gì để đáp lại công ơn của Bác?
Câu 3 (6đ). Hãy tả lại một người thầy (cô) mà em quý mến.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1(2 đ):
a, Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợicảm cho sự diễn đạt (0,5 đ)
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp ( mỗi ý đúng 0,25 đ)
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
b, Ẩn dụ: “Mặt trời” ở câu thơ thứ 2 để chỉ Bác Hồ. (0,5đ).
Câu 2(2 đ):
-Nội dung của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”: bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sỹ đối với lãnh tụ. (1đ)
-HS nêu được 1 số ý: Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô và bố mẹ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. (1đ)
Câu 3 (6đ)
Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả (0,5 đ)
Thân bài: tả chi tiết
+ Hình dáng (mái tóc, đôi mắt, áo quần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)