đề thi môn lịch sử lơp 8- hay lắm

Chia sẻ bởi Ngô Thành Tài | Ngày 17/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: đề thi môn lịch sử lơp 8- hay lắm thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT HUYỆN ĐAKRÔNG
TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN

Họ và tên: ........................................ Đề kiểm tra học kỳ II
Lớp:................... Môn: Lịch sử 8 Thời gian:45phút.

Điểm
Lời phê của giáo viên



A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Khoanh tròn những câu trả lời đúng:
1. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình ?
a. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.
b. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
c. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
d. Ở Việt Nam, chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
2.Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì ?
a. Quân Phận hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
b. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
c. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
d. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
3.Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần Vương là ai ?
a. Văn thân, sĩ phu yêu nước.
b. Những võ quan triều đình.
c. Nông dân.
d. Địa chủ các địa phương.

4.Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào ?
a. Văn thân, sĩ phu.
b. Võ quan.
c. Nông dân.
d. Địa chủ.
5.Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
a. Thể hiện tính dân tộc, yêu nước sâu sắc.
b. Là phong trào giải phóng dân tộc.
c. Phong trào mang tính chất tự phát của nông dân, bảo vệ quyền lợi của mình.
d. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.








6. Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?
a. Cản trở sự phát triển của những tiền đề mới.
b. Xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
c. Mâu thuẩn xã hội không thể giải quyết được.
d. Câu a và b đúng.
7. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế
Việt Nam như thế nào ?
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.
Nông nghiệp giẩm chân tại chổ.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
Kinh tế Việt Nam cơ bản vẩn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
8. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc? Đó là những
bậc nào?
Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
Hai bậc: Ấu học và Tiểu học.
Ba bậc: Ấu học,Tiểu học và Trung học.
Ba bậcTiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
B.TỰ LUẬN
Câu 1:Nhận xét những mặt tích cực,hạn chế,kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Câu 2:Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng như thế nào đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX?






















Đáp án và biểu điểm sử 8
Phần trắc nghiệm:4điểm
câu 1:b
câu 2:b
câu 3:a
câu 4:c
câu 5:a
câu 6:d
câu 7:d
câu 8:c
B.Phần tự luận:(6 điểm)
Câu 1:(3điểm )Vể tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ,cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.
Về mặt hạn chế: Các đề nghị cách mang tính rời rạc chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.
Kết quả:Triều đình Huế cự tuyệt không chấp nhận các đề nghị cải cách.
Ý nghĩa:Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ,cản trở bước tiến hóa của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.
Câu 2:(3điểm)Đông Kinh nghĩa thục là tổ chức CM có phân công phân nhiệm,mục đích rõ ràng,có cớ sở địa phương.
Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng,truyền bá một nền tư tưởng,học thuật mới một nếp sống mới ,tiến bộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thành Tài
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)