Đề thi Máy tính cầm tay Sinh học 12

Chia sẻ bởi NGUYỄN VĂN NÂU | Ngày 26/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Máy tính cầm tay Sinh học 12 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY NĂM HỌC 2010 – 2011
Khóa ngày 20 tháng 1 năm 2011
MÔN: SINH HỌC LỚP 12 THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Ghi chú: Những từ viết tắt trong đề:
- NST: Nhiễm sắc thể.
- ATP: Adenozin tri photsphat

Bài 1: (2.0 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai của bò  nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con có  hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là , của tinh trùng là . Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường.
a. Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử hình thành?
b. Tính số lượng tế bào sinh tinh cần thiết cho quá trình thụ tinh?
Bài 2: (2.0 điểm)
Khi nuôi cấy vi khuẩn E. Coli trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 2000 tế bào với pha lag (pha tiềm phát) kéo dài 24 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút.
a. Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sau 20 giờ 30 phút.
b. Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sau 26 giờ (trong trường hợp tất cả các tế bào đều phân chia và trường hợp 1/4 số tế bào ban đầu bị chết).
Bài 3: (2.0 điểm) Một loài nấm có thể dị hóa glucôzơ tạo ra ATP theo hai cách:
- Hiếu khí: .
- Kị khí: .
Loại nấm này được nuôi cấy trong môi trường chứa glucôzơ. Một nửa lượng ATP được tạo ra do hô hấp kị khí.
a. Tỉ lệ giữa tốc độ dị hóa glucôzơ theo kiểu hiếu khí và kị khí là bao nhiêu?
b. Lượng O2 tiêu thụ được chờ đợi là bao nhiêu (số mol O2/mol glucôzơ được tiêu thụ)?
c. Lượng CO2 thải ra được chờ đợi là bao nhiêu (số mol CO2/mol glucôzơ được tiêu thụ)?
Chú ý: Để tính, hãy giả thiết rằng glucôzơ được lên men theo con đường phân hủy glucôzơ kiểu Embdem-Meyerhof-Parnas (EMP) và sự photphorin hóa oxy hóa xảy ra với hiệu quả tối đa.
Bài 4: (2.0 điểm)
Từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc của một gen ở sinh vật nhân thực dài 51.10-5 mm và số liên kết hyđrô giữa nuclêôtit loại A với T bằng với số liên kết hyđrô giữa nuclêôtit loại G với X. Phân tử mARN trưởng thành do gen này phiên mã có tỉ lệ các loại nuclêôtit (từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) A : U : G : X lần lượt chia theo tỉ lệ 4 : 2 : 1 : 3 và chuỗi polipeptit được dịch mã từ mARN trưởng thành này có 399 axit amin (kể cả axit amin mở đầu).
a. Tính số lượng nuclêôtit của mARN đã bị loại bỏ trong quá trình biến đổi sau phiên mã.
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các bộ ba đối mã (anticôđon) của các phân tử tARN tham gia dịch mã một lần khi tổng hợp chuỗi polipeptit nói trên. Biết rằng, bộ ba kết thúc trên phân tử mARN là UAG.
Bài 5: (2.0 điểm) Cặp gen AA tồn tại trên NST thường, mỗi gen đều có chiều dài  có tỉ lệ .
Do đột biến gen A biến đổi thành gen a, tạo nên cặp gen dị hợp Aa. Gen a có số liên kết hidro là  liên kết nhưng chiều dài gen không đổi.
a. Xác định dạng đột biến trên.
b. Một số tế bào của cơ thể chứa cặp gen Aa xảy ra sự rối loạn phân bào ở giảm phân I sẽ tạo thành những loại giao tử nào? Tính số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại hợp tử tạo thành ở đời con khi cơ thể Aa tự thụ phấn.

Bài 6: (2.0 điểm) Ở người, bệnh phêninkêtô niệu và bệnh bạch tạng là 2 bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường và 2 cặp gen này phân ly độc lập với nhau.
Một gia đình mà vợ và chồng đều bình thường nhưng lại sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh nói trên. Nếu họ muốn sinh thêm đứa thứ hai thì xác suất sẽ như thế nào trong các trường hợp sau:
a. Con thứ hai mắc bệnh phêninkêtô niệu.
b. Con thứ hai mắc cả hai bệnh.
c. Con thứ hai mắc một trong hai bệnh (phêninkêtô niệu hoặc bạch tạng)
d. Con thứ hai không mắc bệnh nào.

Bài 7: (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: NGUYỄN VĂN NÂU
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)