DE THI LOP HK II

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bông | Ngày 26/04/2019 | 130

Chia sẻ tài liệu: DE THI LOP HK II thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 10
THỜI GIAN: 90 PHÚT

I / Tiếng Việt: 2, 0 đ
1/ Nêu những yêu cầu khi sử dụng Tiếng Việt? 1, 0 đ
2/ Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong các văn bản sau: 1, 0 đ
a/ Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu,
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
b/ Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
II / Văn học: 2, 0 đ
Theo em, trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên điều gì?
III/ Làm văn: 6, 0 đ
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau:
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Trao duyên, trích Truyện Kiều –Nguyễn Du)











ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM

Câu
Nội dung
Điểm

I/ Tiếng Việt
Câu 1/
 Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp , cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
-Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
-Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
-Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp .Hơn nữa , các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc ,thống nhất.
-Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
-Ngoài sử dụng đúng chuẩn , tiếng Việt cần sử dụng linh hoạt theo phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để lời nói câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.


1, 0


Câu 2/

a/ -Văn bản sử dụng phép tu từ: phép điệp (chim vào lồng, cá mắc câu), phép so sánh (như chim vào lồng như cá mắc câu)
-Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảnh quẩn quanh tù túng, không có lối thoát của người phụ nữ khi đã có chồng; tạo âm vang day dứt, nuối tiếc, xót xa.
*Học sinh nêu đúng 1 trong 2 phép tu từ (phép điệp, so sánh) đều được 0, 25 điểm
*Phần tác dụng đúng được 0, 25 điểm

0, 5


b/ -Văn bản sử dụng phép tu từ:
+Phép đối diễn ra ở từng cặp câu
+Phép liệt kê: cung ngựa, trường nhung; ruộng trâu, làng bộ. cuốc, cày, bừa, cấy, khiên, súng, mác, cờ.
+Phép điệp: việc, tập
- Tác dụng: diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.
*Học sinh nêu đúng 1 trong 3 phép tu từ (phép đối, liệt kê) đều được 0, 25 điểm
*Phần tác dụng đúng được 0, 25 điểm
0, 5

II/ Văn học
Trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ có ý nghĩa là:
-Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bông
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)