ĐỀ THI LỚP 6

Chia sẻ bởi Ngô Trọng Dương | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI LỚP 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

HUYỆN ĐỨC CƠ
Năm học: 2010-2011


Môn thi: NGỮ VĂN

ĐỀ SỐ 1
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề)



ĐỀ BÀI:

Câu 1: (4đ) Thế nào là so sánh?
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng phép so sánh như thế nào? Nêu tác dụng của việc so sánh này?
“Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên mái nhà.

Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi...từ đâu đén?
Hay từ một sân chơi
Trăng tròn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.”
(Trần Đăng Khoa)

Câu 2: ( 6đ) Hãy viết một đoạn văn với nội dung: Nhân dân ta đã gửi gắm vào truyện “Cây bút thần” quan niệm về tài năng và mục đích cao cả của nghệ thuật chân chính.

Câu 3: (10đ) Kể về một người thân của em.


...............................



(Đề này có 01 trang)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (ĐỀ SỐ 1)
Năm học: 2010-2011
Môn : NGỮ VĂN


Câu 1: (4đ)
Khái niệm so sánh (1đ) : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh trăng với : quả chín hồng, mắt cá, quả bóng. (1đ)
Tác dụng: (2đ) : làm cho hình ảnh trăng trong bài thơ trở nên:
Sinh động hơn.
Gần gũi với trẻ thơ hơn.
Câu 2: (6đ) yêu cầu:
Hình thức: (1đ) Trình bày nội dung bằng một đoạn văn hoàn chỉnh.
Ngắn gọn, mạch lạc, có cảm xúc.
Nội dung:(5đ) : cần đảm bảo các ý sau:
Tài năng nghệ thuật chỉ có được trước hết do năng khiếu và sự thông minh, sau đó phải có niềm say mê từ nhỏ và đặc biệt là sự rèn luyện chăm chỉ mà có.(1,5đ)
Nhân vật Mã Lương đã được nhân dân xây dựng với những đặc điểm như trên: sự yêu thích và niểm say mê của em đã giúp em vượt qua khó khăn để học vẽ trong mọi hoàn cảnh: dùng cây vẽ lên mặt đất, dùng tay nhúng nước vẽ lên đá, dùng than vẽ lên tường...(1,5đ)
Những tác phẩm nghệ thuật của Mã Lương đều nhằm mục đích phục vụ cho nhân dân, đem lại điều có ích cho nhân dân (vẽ cày, cuốc, vẽ thùng, vẽ đèn...); đồng thời đấu tranh tiêu diệt cái xấu, cái ác (tên địa chủ và nhà vua tham lam).(2đ)
Câu 3: (10đ)
*Yêu cầu chung:
Thể loại: Kể chuyện đời thường.
Nội dung: Kể về một người thân.
*Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1,5đ)
Giới thiệu về người thân(0,75đ)
Điều ấn tượng nhất của em về người thân đó(0,75đ)
2. Thân bài: (7đ) có thể kể theo hai cách:
Cách 1: Kể chuỗi các sự việc liên quan đến người thân:
- Kể về diện mạo, lai lịch của người thân.(3đ)
- Kể về những sự việc, hành động của người thân.(4đ)
Cách 2: Kể một câu chuyện đặc biệt về người thân:
- Chuyện bắt đầu từ đâu.(1đ)
- Chuyện diễn ra như thế nào.(5đ)
- Chuyện kết thúc ra sao.(1đ)
3. Kết bài: (1,5đ)
Bài học và suy nghĩ của em về người thân.



Lưu ý:
Không câu nệ về độ dài của bài văn.
Không cho điểm tối đa những ý diễn đạt rời rạc, khô khan, lủng củng, không mạch lạc.
Cho điểm khuyến khích những bài viết sáng tạo, biết kết hợp giữa kể với các yếu tố tả, biểu cảm; lời kể tự nhiên, chân thành, có sức truyền cảm.























(Đáp án có 02 trang)

















PHÒNG GD-ĐT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

HUYỆN ĐỨC CƠ
Năm học: 2010-2011


Môn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Trọng Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)