Dê thi lich su

Chia sẻ bởi Lê Phương Linh | Ngày 09/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: dê thi lich su thuộc Kể chuyện 4

Nội dung tài liệu:

BÀI 1: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
(NĂM 938)

1. Em hãy kể đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng?
TL: Người lãnh đạo trận Bạch Đằnglà Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm – Ông là con rể của Dương Đình Nghệ. Ông là người có tài, yêu nước.
2. Em hãy nêu nguyên nhân diễn ra trận Bạch Đằng?
TL: Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán – Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
3. Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng?
TL: Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng là: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
4. Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
TL: Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửu sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.
5. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
TL: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lap lâu dài cho dân tộc.
* Ghi nhớ: Quan Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).
Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta.
BÀI 2: DINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
1. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
TL: Sau khi Ngô Quyền mất đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực căn cứ điạ phương nổi dậy chia cắt đất nước.
2. Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
TL: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.

3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì?
TL: Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
4. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
TL: Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng đế (Vua) lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
* Ghi nhớ: Ngô Quyền mất – Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên trong hơn hai mươi năm.
Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968).

BÀI 3: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
1. Việc Lê Hoàn lên ngôi Vua có được nhân dân ủng hộ không?
TL: Lê Hoàn lên ngôi Vua là phù hợp với yêu cầu của đất và hợp với lòng dân
2. Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống của dân ta?
TL: Đầu năm 981 quân tống theo hai đường thủy tiến vào xâm lược nước ta . quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
3. Kể đôi nét về Lê Hoàn ?
TL. Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương Và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng Đế (Nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
TL: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà.
Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
* Ghi nhớ: Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta.
Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống, độc lập, giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.


BÀI 4: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

1. Nêu những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
TL: Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Linh
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)