đề thi lại văn 6

Chia sẻ bởi Lê Mai Trang | Ngày 17/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: đề thi lại văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1
  Câu 1 (2,0 điểm)
        a/ Ẩn dụ là gì? Cho 1 ví dụ?
        b/ Nêu những kiểu ẩn dụ thường gặp?
  Câu 2 (2,0 điểm)
  a/ Chép thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”    của Minh Huệ
  b/Nêu nội dung của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
  Câu 3 (6,0 điểm)
       Em hãy tả lại người thân yêu và gần gũi nhất với bản thân mình 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1
        Câu 1 (2,0 điểm)
        a/ Hs nêu được ví dụ ẩn dụ: Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt                                                  
 - Ví dụ: Hs lấy ví dụ đúng                                                            
       b/ Hs nêu đúng những kiểu ẩn dụ thường gặp:( gồm 4 kiểu)
-         Ẩn dụ hình thức;                                                               
-         Ẩn dụ cách thức;                                                            
-         Ẩn dụ phẩm chất;                                                              
-         Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.                                                 
        Câu 2 (2,0 điểm)
        a/ Chép thuộc lòng 2 khổ thơ liền kề nhau trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ                                                                      
- Hs chép đúng 2 khổ thơ liền kề nhau cho điểm tối đa                  
- Nếu chép sai hoặc sót hai chữ trừ 0,25 điểm
        b/ Nội dung bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
- Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân
- Thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ 
Câu 3 (6,0 điểm): Dùng chung cho cả 02 mã đề
A.   Về hình thức: (1,0 điểm)
  Yêu cầu đúng kiểu bài văn tả người, bố cục 3 phần, lời văn có cảm xúc trong sáng, thể hiện khả năng quan sát vào bài viết một cách hợp lý
B.   Về nội dung: (5,0 điểm)
* Mở bài: (1,0 điểm)
   - Hs có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải giới thiệu người được tả                                                                                
- Mối quan hệ giữa người được tả với bản thân                          
       * Thân bài: (3,0 điểm)
- Ngoại hình: Tuổi, nghề nghiệp, dáng người, khuôn mặt, mái tóc, trang phục…làm toát lên điều gì về người đang tả.                              
- Cử chỉ: Tùy theo đối tượng được chọn tả để miêu tả cử chỉ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau… và nêu cảm nghĩ của bản thân về những cử chỉ đó.        
- Hành động: Miêu tả một số hành động của người được tả…hành động đó nói lên điều gì?                                                                            
- Lời nói: Khi bình thường, khi động viên, an ủi; lúc nghiêm khắc…thể hiện
 Người đó như thế nào?                                                                
- Nêu được nét riêng, nét gây được tình cảm …với bản thân mình nhiều nhất ở đối tượng được tả                                                                      
* Kết bài: (1,0 điểm)
- Nêu nhận xét chung và cảm nghĩ của bản thân về người được tả. 





ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 2
  Câu 1 (2,0 điểm)
        a/ Hoán dụ là gì? Cho 1 ví dụ?
        b/ Nêu những kiểu hoán dụ thường gặp?
  Câu 2 (2,0 điểm)
  a/ Chép thuộc lòng  khổ thơ trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
  b/Nêu nội dung của bài thơ “Lượm”.
  Câu 3 (6,0 điểm)
       Em hãy tả lại người thân yêu và gần gũi nhất với bản thân mình. 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2,0 điểm)
        a/ Hs nêu được ví dụ hoán dụ: Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt                        
 - Ví dụ: Hs lấy ví dụ đúng                                                          
       b/ Hs nêu đúng những kiểu hoán dụ thường gặp:( gồm 4 kiểu)
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;                                          
-         Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;                        
-         Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;                               
-         Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.                             
        Câu 2 (2,0 điểm)
        a/ Chép thuộc lòng 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mai Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)