ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ 2 LẦN _ĐÁP ÁN KHỐI 11
Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương |
Ngày 26/04/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ 2 LẦN _ĐÁP ÁN KHỐI 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1.0 điểm)
Thế nào là nghĩa sự việc của câu? Thế nào là nghĩa tình thái của câu?
Câu 2: (1.0 điểm)
Chỉ ra các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn sau:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 3: (1.0 điểm)
Chép lại bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Câu 4: (2.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không...”
(Trích Chiều tối - Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh)
Câu 5: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản.
--------------------------------------------------- HẾT------------------------------------------------
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Câu 1: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
- Nghĩa sự việc: là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Nghĩa tình thái: là thành phần nghĩa bày tỏ thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc, hoặc đối với người nghe.
Câu 2: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.25 điểm.
Các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn:
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước...
- Câu văn: mạch lạc, chặt chẽ.
- Thể hiện rõ quan điểm chính trị: đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Có sức hấp dẫn nhờ lập luận chặt chẽ, những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.
Câu 3: (1.0 điểm)
Chép lại bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Hướng dẫn chấm:
- Chép đúng bài thơ: 1.0 điểm.
- Chép sai từ 02 từ trở lên: trừ 0.5 điểm.
- Sai 01 lỗi chính tả: trừ 0.25 điểm. Sai từ 04 lỗi chính tả: không cho điểm.
- Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: không cho điểm.
Câu 4: (2.0 điểm). Cảm nhận về hai câu thơ:
* Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:
- Những nét chấm phá phác họa cảnh chiều tối:
+ Cánh chim mệt mỏi về rừng tìm nơi ngủ: đây là hình ảnh thường thấy trong thơ xưa: Chim bay về núi tối rồi (Ca dao); Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Chòm mây chiều đơn lẻ, cô đơn trôi lững lờ trên trời cao.
- Cả hai phác thảo một cảnh chiều buồn, vắng lặng. Nỗi cô đơn như thấm vào cảnh vật.
- Cũng có thể hiều hai câu thơ tả cảnh này chính là trạng thái tâm hồn, tình cảnh của người tù sau một ngày khổ ải. Hai câu thơ miêu tả phong cảnh, cũng là tâm cảnh vậy.
* Hướng dẫn chấm:
- 2.0 - 1.5 điểm:
+ Trình bày được các ý nêu trên.
+ Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
+ Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- 1.0 điểm:
+ Trình bày được nửa số ý nên trên.
+ Văn chưa mạch lạc nhưng cũng diễn đạt được ý.
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1.0 điểm)
Thế nào là nghĩa sự việc của câu? Thế nào là nghĩa tình thái của câu?
Câu 2: (1.0 điểm)
Chỉ ra các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn sau:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 3: (1.0 điểm)
Chép lại bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Câu 4: (2.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không...”
(Trích Chiều tối - Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh)
Câu 5: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản.
--------------------------------------------------- HẾT------------------------------------------------
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Câu 1: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
- Nghĩa sự việc: là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Nghĩa tình thái: là thành phần nghĩa bày tỏ thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc, hoặc đối với người nghe.
Câu 2: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.25 điểm.
Các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn:
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước...
- Câu văn: mạch lạc, chặt chẽ.
- Thể hiện rõ quan điểm chính trị: đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Có sức hấp dẫn nhờ lập luận chặt chẽ, những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.
Câu 3: (1.0 điểm)
Chép lại bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Hướng dẫn chấm:
- Chép đúng bài thơ: 1.0 điểm.
- Chép sai từ 02 từ trở lên: trừ 0.5 điểm.
- Sai 01 lỗi chính tả: trừ 0.25 điểm. Sai từ 04 lỗi chính tả: không cho điểm.
- Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: không cho điểm.
Câu 4: (2.0 điểm). Cảm nhận về hai câu thơ:
* Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:
- Những nét chấm phá phác họa cảnh chiều tối:
+ Cánh chim mệt mỏi về rừng tìm nơi ngủ: đây là hình ảnh thường thấy trong thơ xưa: Chim bay về núi tối rồi (Ca dao); Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Chòm mây chiều đơn lẻ, cô đơn trôi lững lờ trên trời cao.
- Cả hai phác thảo một cảnh chiều buồn, vắng lặng. Nỗi cô đơn như thấm vào cảnh vật.
- Cũng có thể hiều hai câu thơ tả cảnh này chính là trạng thái tâm hồn, tình cảnh của người tù sau một ngày khổ ải. Hai câu thơ miêu tả phong cảnh, cũng là tâm cảnh vậy.
* Hướng dẫn chấm:
- 2.0 - 1.5 điểm:
+ Trình bày được các ý nêu trên.
+ Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
+ Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- 1.0 điểm:
+ Trình bày được nửa số ý nên trên.
+ Văn chưa mạch lạc nhưng cũng diễn đạt được ý.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)