Đề thi KSHSG- Lớp 5- Môn TV- Vòng 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái Loan | Ngày 10/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề thi KSHSG- Lớp 5- Môn TV- Vòng 3 thuộc Cùng học Tin học 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI KSHSG LỚP 5 - LẦN 4- NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 60 phút ( Không kể thời gian chép đề)

Bài 1: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.
Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không chạy đuổi kịp Rùa.
Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn, thú vị nên nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.

Bài 2: Chia các từ sau thành 3 nhóm: Danh từ, động từ, tính từ.
Biết ơn, long biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
Bài 3: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào?
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm? Bắc nói.
Tớ cũng thế.
Bài 4: Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
Tôi thật diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.
Với đôi mắt trong sáng, tôi có thể ngắm nhìn những người thân yêu và cuộc sống tươi đẹp xung quanh.
Bài 5: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Có mưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?
người mẹ để làm ra hạt gạo và chúng ta lại càng thêm yêu thương mẹ biết bao nhiêu!
Bài 6:
“Mẹ dang đôi cánh Bây giờ thong thả
Con biến vào trong Mẹ đi lên đầu
Mẹ ngẩng đầu trông Đàn con bé tí
Bọn diều bọn quạ Líu ríu theo sau”
(Phạm Hổ)
Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy tả đàn gà con đang theo mẹ đi kiếm mồi.

ĐÁP ÁN:
Bài 1: (1đ)
Câu a: Từ nếu thay từ vì
Câu b: Từ nên thay từ nhưng
Câu c: Từ nên thay từ mà
Bài 2: (1,5đ)
Danh từ: long biết ơn, ý nghĩa, vật chất, câu hỏi, điều, sự trao tặng.
Động từ: Biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng
Tính từ: ngây ngô, nhỏ nhoi
Bài 3: (1đ)
- Câu “Bắc ơi…”: từ bạn (danh từ lâm thời làm đại từ) thay thế cho từ Bắc.
Câu “Tớ được mười…”: Tớ thay thế Bắc; cậu thay thế Nam.
Câu “Tớ cũng thế”: Tớ thay thế Nam; Thế thay thế cụm từ “được điểm 10”.
Bài 4: (1,5)
Tôi thật diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe
CN VN TN
mạnh.
Với đôi mắt trong sáng, tôi có thể ngắm nhìn những người thân yêu và cuộc
TN CN VN CN
sống tươi đẹp xung quanh.
VN
Bài5: (2đ)
Hạt gạo của làng quê ta đã từng phải trải qua biết bao khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão thàng bảy, nào là mưa tháng ba… Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Có mưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…” . Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Qua đó chúng ta càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của
Bài 6: (3đ)
HS biết dựa vào ý thơ làm được một bài văn miêu tả có đủ 3 phần đảm bảo y/ c khoảng 25 dòng)
( GV linh động cho điểm chú ý hành văn và cách dùng từ ngữ miêu tả của học sinh…)

TRƯỜNG TIỂU HỌC HỘ ĐỘ

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái Loan
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)