ĐỀ THI KHẢO SÁT HÓA KHỐI 10

Chia sẻ bởi Trương An | Ngày 27/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KHẢO SÁT HÓA KHỐI 10 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

KỲ THI KHẢO SÁT LẦN 3, KHỐI 10 NĂM HỌC 2011 -2012
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài:90 phút không kể thời gian giao đề



Mã đề thi 485

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.............................................................Phòng:.............. Số báo danh: ......................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19;
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Cho a mol Fe vào dung dịch có chứa b mol AgNO3, c mol Cu(NO3)2 thu được một hỗn hợp chất rắn gồm 2 kim loại và dung dịch chứa 2 muối. Kết quả này cho thấy:
A. a = b/2 B. a = b/2 + c C. a > b/2 +c D. b/2 < a < b/2 + c
Câu 2: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan tất cả các khí trong dãy nào sau đây?
A. CO2, N2, SO2, O2. B. CO2, H2S, N2, O2. C. CO2, NH3, H2 , N2. D. CO2, N2, H2, O2.
Câu 3: Cấu hình electron của ion là: 1s22s22p63s23p6. Vậy hợp chất khí với hidro và oxit cao nhất đối với oxi của nguyên tố X có dạng.
A. XH3 và X2O5. B. HX và X2O7. C. H2X và XO3. D. XH4 và XO2.
Câu 4: Nguyên tử 23Z có cấu hình e là: 1s22s22p63s1. Z có:
A. 11 proton, 12 nơtron B. 13 proton, 10 nơtron
C. 11 nơtron, 12 proton D. 11 proton, 12 electron
Câu 5: Cl2 không tác dụng với khí nào?
A. HBr. B. H2S. C. NH3. D. O2.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
A. Na2CO3 và NaClO. B. NaOH và NaClO. C. NaOH và Na2CO3. D. NaClO3 và NaClO.
Câu 7: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Trong bảng tuần hoàn M ở:
A. Chu kỳ 4 nhóm VIIIB B. Chu kỳ 4, nhóm IIB
C. Chu kỳ 4, nhóm VB D. Chu kỳ 4, nhóm VIB
Câu 8: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeCO3 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(III)?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 10: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của  trong HClO4 là: (cho O = 16, H = 1)
A. 8,43%. B. 8,92%. C. 8,56%. D. 8,79%.
Câu 11: Để thu được CO2 tinh khiết từ hỗn hợp CO2 bị lẫn khí HCl và hơi nước ta cho hỗn hợp qua lần lượt các bình chứa lượng dư
A. dd H2SO4 đặc, dd Na2CO3. B. dd Na2CO3, dd H2SO4 đặc.
C. dd NaHCO3, dd H2SO4 đặc. D. dd H2SO4 đặc, NaHCO3.
Câu 12: Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hidro là 19,2. Hỗn hợp B gồm CO và H2. Trộn A với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương An
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)