đề thi kết thúc học phần môn chính trị - đề 1 năm 2011

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: đề thi kết thúc học phần môn chính trị - đề 1 năm 2011 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TCKT- KT LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: CHÍNH TRỊ
Lớp: ĐCN4
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian chép đề)

Câu 1. Trình bày những vấn đề cơ bản về quy luật phủ định của phủ định. Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này. (6đ)
Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu trúc và nêu vai trò của phương thức sản xuất. (4đ)

…………………………Hết…………………………….
* Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.



Ngày … tháng … năm 2011 Ngày 19 tháng 12 năm 2011
DUYỆT BGH Giáo viên ra đề




Phạm Đình Nam


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐỀ SỐ 01

CÂU

NỘI DUNG
ĐIỂM

I

Trình bày những vấn đề cơ bản về quy luật phủ định của phủ định. Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này
6.00đ


1
Khái niệm
1.00đ



+ Phủ định siêu hình: là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Ví dụ ?
+ Phủ định biện chứng: là sự phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát triển. Nghĩa là nó phải tạo điều kiện cho sự phát triển. Ví dụ ?
0,50đ


0,50đ



2.

 Đặc trưng của phủ định biện chứng
1.00đ



* Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật.
0,50đ



* Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên nền tảng cái cũ, là sự gạt bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Kế thừa những mặt phù hợp của cái cũ.
0,25đ



* Tính vô tận: cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới không phải mới mãi mãi, nó sẽ cũ đi và bị cái mới khác phủ định. Do đó, không có lần phủ định nào là phủ định cuối cùng.
0,25đ


3
Nội dung quy luật phủ định của phủ định
2.00đ


a
Tính chu kỳ của sự phát triển:
1.00đ



Tính chu kỳ là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên cơ sở cao hơn.
0,50đ



Phủ định lần thứ nhất: làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó. Tức là chuyển từ cái khẳng định sang cái phủ định. Ví dụ ?
Phủ định lần thứ hai: (phủ định của phủ định): sự vật mới ra đời, đối lập với cái đối lập, nên sự vật dường như quay lại cái cũ. Nhưng trên cơ sở cao hơn. Ví dụ ?
0,25đ

0,25đ



b
 Khuynh hướng của sự phát triển (theo đường “Xoáy ốc”)
1.00đ



Phép biện chứng duy vật thừa nhận, vận động phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới, nhưng không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường “Xoáy ốc” quanh co, phức tạp
0,50đ



Vì trong điều kiện nhất định, cái cũ tuy đã cũ nhưng còn có những yếu tố, những mặt mạnh hơn cái mới.
0,25đ




Cái mới vì là mới nên còn non nớt, chưa có khả năng thắng cái cũ, cái mới hợp với quy luật của sự phát triển, nhưng vẫn bị cái cũ tác động gây khó khăn, cản trở, tạm thời thụt lùi. Vì vậy sự phát triển phải quanh co, phức tạp diễn ra đường “Xoáy ốc” . Ví dụ ?
0,25đ



4
Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận
2.00đ


a
Vị trí
0,50đ



Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.
0,25đ
0,25đ


b
Ý nghĩa
1,50đ



Hiểu đúng xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật, đó là xu hướng quanh co, phức tạp, trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)